Bạn cộng 2 số với nhau mà không cần dùng bút giấy hay máy tính, hoặc bạn nhớ chỉ dẫn lái xe trong lúc tìm kiếm mốc ranh giới, nhớ được số điện thoại khi được người khác đọc…đó chính là trí nhớ ngắn hạn. Vậy trí nhớ ngắn hạn là gì, nó quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta và làm cách nào để rèn luyện trí nhớ ngắn hạn của mình. Hãy tham khảo bài viết do Sieutrinao tổng hợp nhé.
Mục lục
Trí nhớ ngắn hạn là gì?
Trí nhớ ngắn hạn (working memory) là khả năng lưu giữ thông tin trong đầu và tương tác trong óc.
Bạn sử dụng nó hàng ngày trong một khoảng thời gian ngắn ví dụ có ai hỏi bạn 35+ 49 bằng bao nhiêu bạn có thể trả lời ngay bằng 84 mà không cần dùng bút giấy hoặc máy tính, bạn nhớ số điện thoại trong lúc nghe nó và bấm số điện thoại, hoặc nhớ những chỉ dẫn lái xe trong lúc tìm kiếm mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí nhớ nhớ ngắn hạn đấy.
Chúng ta dùng trí nhớ ngắn hạn nhiều cho công việc và học tập, trẻ em thì cần trí nhớ này cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như tuân theo chỉ dẫn của giáo viên hoặc nhớ những câu mà chúng được yêu cầu viết ra giấy.
Trí nhớ ngắn hạn quan trọng hơn IQ?
Sau nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khả năng thành công trong mọi lĩnh vực học tập của 1 đứa trẻ phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn của đứa trẻ tốt như thế nào bất kể chỉ số IQ của chúng. Trí nhớ ngắn hạn lúc bắt đầu việc học chính thức là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự thành công trong học tập về sau hơn chỉ số IQ ở những năm đầu đời.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trái ngược với chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn không có liên quan đến trình độ giáo dục của bố mẹ hoặc nền tảng kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là tất cả trẻ em, bất kể ảnh hưởng thuộc môi trường hoặc hoàn cảnh gia đình, có thể có những cơ hội như nhau để đạt được tiềm năng nếu người ta đánh giá và nêu ra vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn khi cần thiết.
Trí nhớ ngắn hạn là một cấu trúc tương đối ổn định, có những ngụ ý quan trọng cho sự thành công trong học tập. Trong khi trí nhớ ngắn hạn gia tăng theo tuổi tác thì khả năng tương đối của nó vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là nếu như một đứa trẻ thuộc 10% top có trí nhớ kém hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi thì nó có khả năng vẫn giữ nguyên ở cấp độ này trong suốt sự nghiệp học hành sau này.
Tóm lại, qua nghiên cứu này người ta nhận thấy rằng nếu như dựa vào gen di truyền của bố mẹ hay chỉ số IQ cao trong học tập để xem là người có trí nhớ tốt có thể là sai lầm. Nhà trường nên tập trung vào việc đánh giá trí nhớ ngắn hạn vì đây chính là yếu tố đánh giá tốt nhất những kỹ năng đọc hiểu đánh vần và làm toán của một đứa trẻ. Trí nhớ ngắn hạn kém hiếm khi được các giáo viên nhận ra họ thường đánh giá những đứa trẻ gặp vấn đề này là do thiếu chú ý hoặc do trí thông minh kém. Vì vậy không can thiệp sớm được trí nhớ ngắn hạn của những đứa trẻ này và làm tăng số lượng những học sinh yếu kém trong học tập.
Các phương pháp rèn luyện trí nhớ ngắn hạn
Bạn nên nhớ rằng trí nhớ ngắn hạn của chúng ta chỉ có thể lưu giữ một lượng thông tin có hạn và liên tục bị tấn công bởi những ý nghĩ mới và những kinh nghiệm thuộc các giác quan đều cố gắng làm bạn bị sao lãng khỏi công việc trước mắt.Dù trong trí nhớ ngắn hạn có một yếu tố thuộc di truyền thì nó vẫn có thể thay đổi được trước những tác động từ môi trường. Các nghiên cứu về trẻ nhỏ phát hiện thấy tình trạng kinh tế-xã hội của bố mẹ và cách họ tương tác với con có liên quan đến sự phát triển những kỹ năng nhận thức điều hành như trí nhớ ngắn hạn.” Vì vậy, để cải thiện trí nhớ ngắn hạn tốt hơn bạn có thể áp dụng những cách sau đây.
1. Giảm stress trong cuộc sống của bạn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress có tác động rất tiêu cực lên trí nhớ ngắn hạn của chúng ta. Nếu trong cuộc sống chúng ta thường xuyên bị stress thì khả năng trí nhớ ngắn hạn trong việc thực hiện những công việc và nhận thức đơn giản lại càng thấp. Đó là một chu trình gây thất vọng: Mất tập chung, trí nhớ kém làm chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo nên stress và quá nhiêu stress lại làm giảm khả năng lấy lại và duy trì sự tập chung của chúng ta. Để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này thì hãy tạo ra sự vui vẻ, hãy trở nên thức tỉnh hơn, khi nào thấy những ý nghĩ không mong muốn xuất hiện trong đầu hãy hít thở thật sâu trong vài phút nó sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kiểm soát sự tập trung khi bạn quay lại với công việc.
✮✮✮ 5 game hack não giúp bạn tăng cường trí nhớ hiệu quả
2. Tập thể dục nhiều hơn và sống khoẻ mạnh
Bạn biết không trí nhớ ngắn hạn cũng có thể được cải thiện bằng những bài tập thể dục với cường độ cao. Một thực nghiệm được tiến hành bởi tiến sỹ Christine Lo Bue-Estes và các cộng sự của bà xem xét tác động của tập thể dục lên trí nhớ ngắn hạn trước, trong và sau khi thực hiện những bài tập đòi hỏi sự gắng sức. Các kết quả cho thấy trong khi trí nhớ ngắn hạn giảm trong lúc tập nhưng ngay sau khi tập gắng sức, thì nó lại tăng lên sau một giai đoạn hồi phục ngắn so với những người không tập thể dục.
3. Học những kỹ năng mới ví dụ như tập chơi một nhạc cụ
Một nghiên cứu của bác sĩ Torkel Klingberg phát hiện ra rằng trí nhớ ngắn hạn có thể được tăng cường thông qua tiếp xúc với sự kích hoạt thần kinh quá mức, nghĩa là chúng ta càng luyện tập một kỹ năng nào đó thì vùng não được kích hoạt bởi kiểu kinh nghiệm cảm giác đó càng lớn hơn. Ví dụ, vùng não được kích hoạt bởi âm thanh của một cây guitar sẽ lớn hơn ở người chơi guitar hơn với người không chơi. Bạn sẽ không chỉ có khả năng lưu giữ nhiều thông tin hơn trong trí nhớ ngắn hạn, mà việc tập luyện kỹ năng mới còn giúp bạn phớt lờ những thứ gây sao lãng và duy trì sự tập trung – các lợi ích được chuyển sang những công việc khác. Điều ta biết chính là bộ não của chúng ta có một khả năng giới hạn lưu giữ thông tin trong suốt 1 nhiệm vụ và nó gặp khó khăn trong việc phớt lờ những thứ gây sao nhãng.
Cuối cùng, bất kì việc gì chúng ta có thể làm để tăng cường khả năng này – dù đó là tập thể dục, học một kỹ năng mới hay tập thiền-giúp chúng ta duy trì tập trung và dập tắt hàng triệu thứ đang cố lấy đi sự chú ý của chúng ta.
Tóm lại trí nhớ ngắn hạn rất quan trọng với cuộc sống của chúng ta, khả năng về trí nhớ ngắn hạn tốt sẽ dự báo về những kỹ năng trong đọc hiểu, đánh vần, làm toán góp phần vào việc nỗ lực học tập của một đứa trẻ. Vì vậy, rèn luyện trí nhớ ngắn hạn ngay từ lúc còn nhỏ chính là cách để chúng ta đạt được những thành tựu trong việc học tập sau này.