Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn áp lực từ công việc, chuyện gia đình, rồi con cái, tiền bạc. Khi sức chịu đựng đến đỉnh điểm bạn sẽ dễ đánh mất sự bình tĩnh của bản thân. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, dưới đây là các phương pháp đơn giản mà Sieutrinao.com sưu tầm chọn lọc, hi vọng có thể giúp bạn giảm bớt phần nào áp lực trong cuộc sống của các bạn.
Mục lục
- 1. 1. Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh
- 2. 2. Tạm dừng và hít thở sâu
- 3. 3. Thả lỏng cơ thể
- 4. 4. Tự hỏi một số câu đơn giản cho chính mình
- 5. 5. Đừng đòi hỏi quá nhiều
- 6. 6. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
- 7. 7. Tập thể dục
- 8. 8. Lắng nghe bản nhạc yêu thích
- 9. 9. Hãy bước ra ngoài
- 10. 10. Rèn luyện tính kiên nhẫn mỗi ngày
1. Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh
Bạn có bao giờ để ý rằng tại sao mình rất dễ mất bình tĩnh trong khi người khác lại không chưa, ai cũng có áp lực trong cuộc sống, cũng có vô vàn nỗi lo, sự sợ hãi, nhưng mọi người đều đối mặt vượt qua nó, tại sao mình không vượt qua được, tại sao mình luôn nóng nảy, mất bình tĩnh trước một áp lực gì đó, đó tại vì bạn chưa làm chủ được cảm xúc của mình, vì không làm chủ được cảm xúc nên dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.
Vì vậy, việc bạn cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn nhất.
Khi làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhìn nhận, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc xảy ra, để làm chủ được cảm xúc bạn hãy thử các phương pháp dưới đây.
2. Tạm dừng và hít thở sâu
Khi bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, nóng giận, mất bình tĩnh nếu không làm chủ được bản thân, rất có thể bạn sẽ đưa ra những hành động, lời nói mà sau khi bình tĩnh sẽ phải hối tiếc. Lúc này, bạn hãy nhắm mắt lại đếm đến 10s sau đó hít thở thật sâu bạn sẽ thấy mình bình tĩnh lại, việc làm này sẽ có tác dụng giảm lượng adrenaline một chất do tuyến thượng thận tức ra khi chúng ta nóng nảy, tức giận.
Lần sau, khi bạn vướng phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một phút và làm những bước sau:
- Hít thở sâu bằng bụng năm lần.
- Hãy tưởng tượng rằng mỗi lần thở ra là bạn đang tống căng thẳng ra ngoài.
- Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.
Hãy làm việc này thường xuyên, bất cứ nơi nào, ở nhà cho đến cơ quan, bạn sẽ thấy khả năng bình tĩnh của mình được cải thiện đáng kể đấy.
3. Thả lỏng cơ thể
Chắc chắn khi tức giận, mất bình tĩnh cơ thể bạn sẽ gồng lên như cơ mặt nhăn nhó, nghiến răng, rút vai, để lấy lại sự bình tĩnh thì sau khi tập hít thở sâu, hãy kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào chưa thả lỏng tự nhiên hay không. Hãy cố gắng để nó về trạng thái bình thường, thư giãn bằng cách mát-xa nhẹ nhàng những vùng đang căng thẳng( gợi ý là bạn nên tưởng tượng rằng bạn đang ở một nơi nào đó làm bạn thấy yên bình: bãi biển, bồn tắm nước nóng, hoặc trên một con đường quê…).
4. Tự hỏi một số câu đơn giản cho chính mình
Một nguyên tắc để rèn luyện sự bình tĩnh đó là không bao giờ được phép phản ứng ngay sau khi bạn đang thực sự bị kích động, thay vào đó bạn hãy giữ bình tĩnh và tự hỏi mình một số câu:
- Tại sao mình lại bị kích động như thế?
- Có phải mình đang mất bình tĩnh không?
- Người khác sẽ phản ứng gì khi mình hành động như thế?
- Điều gì đáng để mình mất bình tĩnh như vây…?
- Việc đó có ảnh hưởng gì tới mình sau này không?
Tất cả những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp kích thích phần trí tuệ trong bộ não để bạn không làm ra những phản ứng thái quá.
5. Đừng đòi hỏi quá nhiều
Hãy nghĩ rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý bạn, bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác, nên đừng bắt họ phải theo ý mình, khi bạn bắt người khác và bạn phải hoàn hảo phải theo ý mình thì bạn đang mang thêm một gánh nặng cho mình, hãy bỏ đi, cuộc sống mà, có lúc này cũng có lúc khác đúng không, hãy đơn giản mọi chuyện thì suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điểu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
6. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
Chắc chắn rằng khi mất bình tĩnh bạn sẽ có nhưng tư tưởng oán giận như: “Thật không công bằng với mình” “Hắn ta sẽ phải trả giá” “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. ” Tôi sẽ giết chết người đó nếu tôi gặp được”, ” Mình sẽ chết mất”. Càng suy nghĩ như vậy sẽ càng làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn, cơ mặt sẽ gồng lên, nóng bừng. Vì thế hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi.
Để giữ bình tĩnh không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang tức giận. Do đó, bạn cần thay đổi hướng suy nghĩ để làm dịu cảm xúc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một vấn đề không bao giờ tồn tại 100% yếu tố tiêu cực, mà luôn hiện hữu cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là liệu bạn có nhìn ra hay không.
Sẽ rất khó khăn để loại bỏ những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt đó nhưng nếu bạn nghĩ mình đang rèn luyện giữ bình tĩnh thì hãy loại bỏ ngay những lời nói tiêu cực đó đi. Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực hơn nhé.
Tham khảo thêm: Làm sao làm chủ cảm xúc khi bị mất bình tĩnh?
7. Tập thể dục
Thể dục là một liều thuốc bổ cho mọi tình huống, không những giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tập thể dục còn giúp bạn giải phóng nhưng cơn giận giữ, bức xúc ra ngoài, hãy thử xem bạn sẽ thấy thư giãn, thoải mái hơn thế nào sau khi tập thể dục nhé.
Đặc biệt, tập luyện yoga có tác động hơn cả đến tinh thần. Yoga là phương pháp tập luyện khá phổ biến, một phần là do những lợi ích sức khỏe.
Theo một nghiên cứu, lợi ích của yoga là cách giữ bình tĩnh đối với nhiều người thông qua khả năng tác động đến các khía cạnh bao gồm:
- Giảm đau mãn tính
- Giảm căng thẳng, lo lắng
- Cải thiện triệu chứng trầm cảm
8. Lắng nghe bản nhạc yêu thích
Nhiều người nhận thấy rằng âm nhạc cũng là cách giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.
9. Hãy bước ra ngoài
Một điều rất hay gặp ở hầu hết mọi người là lúc căng thẳng, mất bình tĩnh, strees thường đóng cửa ở trong phòng tức giận, kể cả khóc lóc tự dầy vò bản thân, tại sao lúc đó bạn không bước ra ngoài để đón nhận luồng không khí trong lành như đi bộ, đạp xe hoặc lên một chuyến xe bus nào đó đi vòng quanh thành phố, khi đó bạn sẽ cảm thấy được những điều tốt đẹp từ thiên nhiên.
Tác dụng của thiên nhiên đối với việc giảm căng thẳng là rất tốt. Suy cho cùng con người cũng do tự nhiên sinh ra và còn gì thư thái hơn khi nằm trong vòng tay của mẹ mình.
10. Rèn luyện tính kiên nhẫn mỗi ngày
Mỗi ngày bạn có thể rèn luyện tính kiên nhẫn bằng nhiều cách khác nhau, bạn sẽ thấy kỹ năng giữ bình tĩnh của bạn tăng lên rất nhiều lần, đó là những việc làm rất nhẹ nhàn như:
- Hãy học cách nhìn nhận vấn đề từ mọi phía, suy nghĩ cho mình nhưng cũng đừng quên đặt mình vào người khác để cảm nhận.
- Mỉm cười nhiều hơn
- Đi câu cá chẳng hạn
- Khi đi siệu thị lúc thanh toán hãy chọn hàng dài nhất.
- Đi dạo qua những công viên
- Ghi lại những việc đã qua trên một cuốn nhật ký, sau này khi đọc lại bạn sẽ cảm thấy rất thú vị và mỉm cười vì những việc bạn đã trải qua.
Sau một tháng rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh bạn hãy nhìn nhận xem mình đã tiến bộ chưa, và nếu đã học được cách giữ bình tĩnh thì đừng quên chia sẽ cho bạn bè, người thân của mình mình đã vượt qua và đối diện với căng thẳng như thế nào nhé.
Tham khảo thêm: 4 cách lấy lại bình tĩnh trong mọi tình huống
Theo Sieutrinao.com tổng hơp