Kỹ năng nào cũng có thể đào tạo theo thời gian, nhưng chính thái độ làm việc và cách nhìn nhận vấn để mới là điều quan trọng để giúp bạn đạt được thành công. Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ và 5 thái độ dưới đây khi đối mặt với khó khăn sẽ giúp bạn vượt qua nó một cách nhẹ nhàng và đơn giản nhất.
Mục lục
Thái độ kỷ luật
Kỷ luật là một trong những thái độ quan trọng bậc nhất mà bạn cần có. Kỷ luật không chỉ là việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định của cơ quan và tổ chức. Kỷ luật với chính bản thân mình quyết định việc thành công hay thất bại của bạn trong tương lai.
Kỷ luật giúp điều chỉnh hành vi, tuy nhiên cách bạn tự đưa ra những khuôn phép yêu cần buộc bản thân hành xử đúng nó lại là hành vi thuộc về thái độ. Cách bạn hành xử đúng chuẩn sẽ có tác động tích cực. Nó hoàn toàn khác với sử dụng thủ đoạn, để chấp hành quy định.
Luôn làm việc có kế hoạch: Xây dựng thói quen lập kế hoạch sẽ giúp bạn luôn ý thức được mục tiêu mình muốn đạt được khi làm bất cứ việc gì và có phương án dự phòng cho những vấn đề phát sinh. Từ việc lựa chọn mô hình khởi nghiệp nào, học gì để phát triển bản thân, cho đến những việc thường nhật như ăn uống như thế nào để giữ gìn sức khoẻ, tập luyện ra sao để nâng cao sức khỏe… đều cần phải có kế hoạch.
Tuân thủ theo đúng kế hoạch: Rất nhiều người lập kế hoạch, có lịch công tác rõ ràng, nhưng lại thiếu sự kiểm soát khi thực hiện. Kết quả là kế hoạch chỉ trên giấy và không được hiện thực hoá. Làm việc theo đúng kế hoạch chính là thể hiện tinh thần tự tin và tự trọng.
Luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn: Đi làm đúng giờ, tốt nhất là hãy chủ động để phòng tránh rủi ro kẹt xe, tắc đường. Đúng giờ sẽ mang lại cho bạn lợi nhiều hơn hại đấy. Đi họp lại càng phải đúng giờ hơn nữa, vì đó là thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác của mình. Tốt nhất nên đến sớm 15 phút để có thời gian chuẩn bị trước cho cuộc họp.
Quản lý tốt thời gian của bản thân: Trong giờ làm việc chỉ tập trung vào công việc, không mất thời gian cho những việc riêng tư (điện thoại, chat, chơi game, facebook, mua hàng trên mạng…). Thời gian nghỉ giải lao từ 5 đến 10 phút sau mỗi nhiệm vụ, cho mắt và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.
Người có kỷ luật tốt sẽ giúp đưa đội nhóm đi đúng hướng. Kỷ luật tạo ra sự chính xác và nhất quán trong quy trình quản lý. Người tôn trọng kỷ luận có khả năng tập trung vào công việc, tạo dựng được uy tín với những người xung quanh.
Thái độ ham học hỏi
Học là để bổ sung năng lượng kiến thức cho chính mình. Thành công lại là kết quả của một quá trình học tập. Đặc biệt là trong thời đại tri thức kinh tế, chu kỳ đổi mới tri thức ngày càng ngắn hơn và kiến thức lỗi thời được xem là vật bỏ đi. Chỉ bằng cách không ngừng học hỏi chúng ta mới có thể tích lũy được nhiều năng lượng và thích nghi với sự phát triển của xã hội để tồn tại.
Tinh thần học hỏi, hay Thái độ ham học luôn được đánh giá cao. Người ham học hỏi có tính tự giác cao, nên nó được xếp vào 1 phần của thái độ. Ham học hỏi giúp bạn có được kiến thức và kĩ năng tốt. Học là con đường giúp bạn tiến đến thành công nhanh nhất.
Hãy cố gắng biến việc học hỏi trở thành chủ động và thường xuyên. Người có thái độ ham học hỏi sẽ luôn được yêu quý và tôn trọng. Hầu hết các đơn vị luôn muốn có được người ham học hỏi. Vì người ham học hỏi có khả năng thích nghi cao giúp giải quyết công việc khó khăn thử thách.
Nên nhớ rằng kiến thức nền quyết định thái độ. Thái độ tốt, tiêu cực hay tích cực phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức của bạn. Chính vì vậy hãy đưa việc ham học hỏi lên hàng đầu trong việc rèn luyện thái độ tốt.
Thái độ ham học hỏi giúp hình thành các kỹ năng, kiến thức còn thiếu rất nhanh. Do vậy một nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển một người chưa có kinh nghiệm gì vào làm nếu anh ta có khả năng học hỏi. Hầu hết các công việc trong công ty có tính lặp đi lặp lại cao và chỉ cần một thời gian vài tháng cũng quá đủ cho người ham học hỏi nắm bắt lấy.
Thái độ ham học hỏi giống như động cơ để đẩy toàn bộ các thái độ, kiến thức, kỹ năng khác giúp cho con người tiến về phía trước. Nếu không có thái độ này chúng ta sẽ đứng yên mọi chỗ về mọi mặt, chỉ tiến lên khi bị ép buộc.
Thái độ lạc quan
Không phải quá lạc quan hay viển vông, tuy nhiên khi bạn kỳ vọng và dự đoán kết quả công việc đạt được một cách tích cực sẽ giúp tạo động lực và cảm xúc cho bạn hoàn thành công việc một cách thoải mái và hào hứng. Nếu bạn không nghĩ mình sẽ thành công thì điều đó sao có thể xảy ra được phải không?
Trong công việc, không thể thiếu những khoảnh khắc ta cảm thấy như mình không có đủ khả năng để giải quyết vấn đề dù có cố gắng mấy đi nữa, đó là điều rất bình thường, nhưng hãy học cách đối mặt với nó. Chúng ta có thể học hỏi từ nó, vượt lên nó hoặc để nó kéo chúng ta lại phía sau, hãy luôn nhớ rằng bạn đầu hàng trước khi chiến đấu thì chắc chắn là bại trận rồi.
Than vãn hay phàn nàn là dấu hiệu của một nhận thức cố định, khi bạn khẳng định điều khác mới là tốt hơn trong hoàn cảnh của bạn, chính điều đó là thứ nguy hiểm tạo nên cảm xúc tiêu cực. Một người có nhận thức phát triển luôn tìm kiếm cơ hội, và nhìn nhận nhưng khó khăn hiện có là một trải nghiệm cho ra những bài học quý báu. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Lấy lại hứng khởi trong công việc để giữ cho tinh thần lạc quan.
Thái độ hợp tác tốt
Dân gian ta có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Khi làm bất kỳ một việc gì lớn nhỏ cũng cần phải có sự hợp tác. Nhất là trong kinh doanh, hợp tác kinh doanh làm tăng “lợi thế cạnh tranh”. Lợi ích trực tiếp của việc hợp tác kinh doanh bao gồm lợi thế cạnh tranh lớn hơn thông qua hợp tác và thậm chí là cơ hội tốt hơn về doanh thu, nghề nghiệp và đầu tư trong lĩnh vực ứng dụng.
Không được dừng lại
Luôn thúc đẩy bản thân tiên xa hơn là điều những người thành công luôn thực hiện ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Dù bạn đi có chậm nhưng hay suy nghĩ điều tuyệt vời nhất là bạn đã không dừng lại hay từ bỏ công việc đó và đây chính là điểm mấu chốt để thay đổi tình thế. Bạn đã có sự kiên trì, tiếp tục hoàn thành công việc, và nếu có thêm một chút gia vị may mắn, kết quả nhận được sẽ là điều vượt cả kỳ vọng của bạn đó.
Thái độ tốt khi đón nhận sự thất bại
Sự thất bại là một bài học, là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại nhưng thực tế nó còn dạy ta nhiều hơn cả khi thành công, nó nói cho chúng ta rằng “cách làm này không được, và bạn là người giải quyết vấn đề, do đó bạn sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn”, điều này chính là kinh nghiệm được trải nghiệm. Nếu suy nghĩ như vậy thì dù kết quả như thế nào bạn cũng sẽ đón nhận nó một chủ động và tích cực nhất.
Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.