Ngoài các phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả như “phương pháp liên tưởng, kỹ thuật tư duy hay các bí quyết để có trí nhớ tốt mà chúng tôi đã giới thiệu trong các bài trước, thì nay Sieutrinao.com tiếp tục gửi đến các bạn một phương pháp rèn luyện trí nhớ mới đó là ” phương pháp lập nhóm” đây là một phương pháp cũng rất đơn giản, hiệu quả và dễ áp dụng, các bạn cùng tham khảo nhé.
Rèn luyện trí nhớ bằng phương pháp lập nhóm
Bạn có thể áp dụng phương pháp lập nhóm để ghi nhớ bằng cách dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình để sắp xếp các thông tin cần nhớ thành từng nhóm một, như vậy ta có thể chia nhỏ thông tin và nhớ được nhiều hơn rất dễ dàng. Bạn hãy luyện tập ý thức ” tìm ra quy luật” trước một vấn đề, một thông tin nào đó cần ghi nhớ tùy theo thói quen của chúng ta mà kết hợp với các phương pháp ghi nhớ khác cũng rất hiệu quả.
Lập nhóm, thông tin được xếp đặt trật tự bạn sẽ dễ nhớ hơn.
Phương pháp: áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc đó là chia thông tin thành từng nhóm có ý nghĩa, càng quen thuộc càng tốt như sau:
Thiết kế con số bằng hình ảnh: Bạn biết để nhớ các con số dễ dàng hơn người ta thường chia nó ra thành từng nhóm 2 số, và hãy kết nối với những con số mà bạn đã thuộc lòng như số ngày sinh, hay một số nào đó quen thuộc mà bạn không bao giờ quên. Ví dụ bạn cần nhớ một số điện thoại như sau 0904291989 nếu cứ để nguyên cả số như thế thì rất khó nhớ phải không, bạn hãy chia nhóm thành từng cặp và chỉ cần nhớ 5 yếu tố (0904)-29-19-89 trong đó 89 là năm sinh của bạn chẳng hạn, 19 là tuổi em gái bạn còn 29 là ngày quốc khánh 2/9 như vậy sẽ rất dễ nhớ phải không.
Khi cần học các môn khác mà cần ghi nhớ nhiều thông tin về niên đại lịch sử hay công thức tính toán, định luật, phương trình bạn cũng có thể áp dụng phương pháp lập nhóm này nhé, hãy đem những điểm tương đồng giống nhau, hoặc tương phản để lập lại thành nhóm rồi ghi nhớ các nhóm ấy thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, mà nhớ cũng nhanh hơn và lâu hơn so với các cách ghi nhớ khác đấy.
Phương pháp lập nhóm những thông tin có đặc điểm giống nhau học có cùng tính chất lập thành mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng qua đó sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả thông tin. Ví dụ như để ghi nhớ ngày tháng của các mốc lịch sử bạn có thể lập nhóm và liên kết chúng với những ngày tháng quan trọng liên hệ với đời sống cá nhân của bạn hoặc so sánh tương ứng với những con số quen thuộc như cân nặng, chiều cao, ngày sinh, của bạn.
Phương pháp này bạn cũng có thể áp dụng khi muốn nhớ từ vựng khi học ngoại ngữ. Hãy ghép một số từ riêng rẽ thành một cụm từ hoặc câu có nghĩa, xếp các từ có cùng gốc, cùng tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ thành nhóm… Việc hình thành các mối liên tưởng với nhau nên khi bài tuy học thời gian tốn như nhau nhưng phương pháp này lại giúp bạn nhớ được nhiều hơn, lâu hơn.
Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần phải nhớ một chuỗi sự kiện (tư liệu thông tin cần nhớ khá dài), thì hãy dúng phương pháp lập nhóm bằng cách bắt đầu thành lập các nhóm. Nhiều nghiên cứu về trí nhớ con người cho thấy: Bạn sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn nếu bạn lập nhóm các sự vật không quá 7 nhóm. Vì thế, bạn cần “áp đặt trật tự”, sắp xếp thông tin thêm lần thứ hai nếu tài liệu cần nhớ khá dài. Chẳng hạn nếu như theo nhóm thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí lớn nhỏ, xa gần… Cụ thể là bạn “lập nhóm” nhiều tư liệu ấy thành một “cây trí nhớ” có đầy đủ thân, lá, rể, cành. Trong đó, thân là một nhóm, rễ là một nhóm, cành lớn, cành nhỏ v.v…
Tóm lại, “phương pháp lập nhóm” là một trong những phương pháp rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả, khi bạn đã nắm vững và kết hợp với những phương pháp ghi nhớ khác một cách thành thạo thì chắc chắn nó sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều. Phương pháp lập nhóm không chỉ trong việc học tập ở trường hiện nay mà nó còn sẽ rất hữu ích cho công việc và cả cuộc sống sau này của các bạn nữa đấy, hãy áp dụng thử nhé.
Nguồn: Sieutrinao.com tổng hợp