Từ chối cũng là một trong những kỹ năng quan trọng khi giao tiếp. Vì không đủ dũng cảm để “say no” nên một số người phải lĩnh đủ hậu quả do họ quá cả nể. Nhưng điều quan trọng là, phải làm sao để từ chối mà không khiến đối phương bị phật ý? Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào, thì hãy tham khảo những gợi ý sau đây của chúng tôi nhé.
Trong cuộc sống và công việc, có vô vàn tình huống khác nhau đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết định, phần nhiều trong số đó là những quyết định từ chối, chẳng hạn như nhân viên sales online bất động sản gọi điện tư vấn mua chung cư, thuê nhà đất, sếp yêu cầu bạn thực hiện một nhiệm vụ đột xuất, bạn học muốn mượn vở để chép bài tập về nhà…Nhưng từ chối cần khéo léo để người khác thấy tâm phục, khẩu phục.
Vì vậy, để học cách từ chối khôn ngoan, dưới đây là những quy tắc bạn cần nắm được:
4 điều mấu chốt cần biết khi từ chối
Thực ra, nói một lời từ chối đơn thuần không hề khó khăn, mặc dù vẫn biết rằng chúng ta luôn ái ngại với những tình huống xấu có thể xảy ra khi không chấp thuận đề nghị của ai đó, song đừng nghĩ về chúng quá nhiều. Nếu trong đầu bạn luôn luẩn quẩn những viễn cảnh tiêu cực sau khi từ chối ai đó, lâu dần bạn sẽ rơi vào trạng thái ngại từ chối và gây cho bản thân những nỗi phiền không đáng có. Cho nên, chỉ cần bạn học cách thực hành 4 quy tắc dưới đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi từ chối ai đó.
Thứ nhất, bạn nên giải thích cho đối phương vì sao mình từ chối, tất nhiên lý do này phải có lý, cần cho họ thấy rằng bạn từ chối họ là một việc bất đắc dĩ.
Thứ hai, khi từ chối, nên dùng giọng điệu kiên quyết, biểu thị thái độ dứt khoát, đừng ậm ừ, lấp lửng.
Thứ ba, đừng bao giờ đẩy toàn bộ trách nhiệm về phía người khác.
Thứ tư, chú ý lời nói để không làm tổn thương đối phương.
Nhiều khi, để từ chối người khác, bạn thường không có thái độ dứt khoát. Chẳng hạn nếu ai đó muốn mượn bạn một số tiền để đi shopping, mặc dù bạn còn tiền cho họ vay, nhưng nếu cho vay thì bạn sẽ không đủ dư dả để chi tiêu tới cuối tháng. Đừng nói câu đại loại như “À, để xem đã”, đừng khiến họ thêm hi vọng vào bạn. Nếu họ nài nỉ thêm, rất có thể bạn sẽ mở ví và cho họ vay hết số tiền còn lại. Và liên tiếp những rắc rối tương tự lại đến khi bạn quá cả nể.
Phải có đầy đủ lý lẽ xác đáng khi từ chối người có địa vị
Giám đốc công ty thương mại ở Mỹ đã thiết kế ra một Logo tượng trưng cho ánh bình minh, hi vọng về sự tươi sáng, ông triệu tập cuộc họp để trưng cầu ý kiến các bộ phận trong công ty.
Trưởng phòng quảng cáo và trưởng phòng kinh doanh ra sức khen ngợi ý tưởng của ông, họ tân bốc rằng Logo rất sáng tạo. Nhưng đến lượt trưởng phòng xuất nhập khẩu phát biểu, anh lại đưa ra ý kiến phản đối khiến cho tất cả mọi người trong cuộc họp đều vô cùng kinh ngạc và hồi hộp chờ đợi phản ứng của giám đốc.
Giám đốc tức giận hỏi: “Cậu không thích Logo tôi thiết kế sao?”.
Trưởng phòng xuất nhập khẩu: “Không phải tôi không thích, chỉ vì tôi sợ nó tốt quá thôi”.
Giám đốc đầy vẻ khó hiểu đáp lại: “Tôi chưa hiểu ý cậu… cậu thử giải thích xem nào”.
Trưởng phòng xuất nhập khẩu thong thả trả lời: “Thiết kế này hơi giống với quốc huy của Nhật Bản, tôi nghĩ sản phẩm này chắc chắn sẽ được người dân ở nước này yêu thích”.
Giám đốc mất hết kiên nhẫn: “Đây chính là mục tiêu khi tôi thiết kế mà!”.
Trưởng phòng xuất nhập khẩu nói: “Nhưng với phương châm kinh doanh sản phẩm này, nó còn phải được xuất khẩu đến các khu vực khác có người Hoa sinh sống, cho dù nó được người Nhật ưa chuộng đến đâu thì tôi e rằng nó vẫn khó được người Hoa chấp nhận, điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho chúng ta”.
Giám đốc chợt hiểu ra vấn đề: “Đúng vậy! Cậu nói quá đúng! Cảm ơn ý kiến của cậu.”
Từ đoạn hội thoại trên, có thể thấy rằng, nếu trưởng phòng xuất nhập khẩu cũng a dua tán tưởng ý kiến của giám đốc mà không dám phản đối thì không biết sẽ gây ra thiệt hại thế nào cho công ty. Giả sử kinh doanh không hiệu quả, lẽ nào anh ta không bị truy cứu trách nhiệm?
Nhưng anh ta đã dùng đúng cách, chỉ một câu nói đã đủ để xoa dịu tâm trạng của giám đốc “Tôi e rằng nó quá tốt”, không khiến cho giám đốc cảm thấy mất mặt trước đông người vừa giữ được thể diện cho ông, lại vừa có thể trình bày được ý kiến cá nhân.
Vì vậy khi phản đối hoặc từ chối một người có địa vị, nhất định bạn phải chuẩn bị đầy đủ lý lẽ để thuyết phục họ, khiến họ tâm phục khẩu phục, việc vận dụng những bí quyết đó là vô cùng quan trọng.