Thiếu máu não hiện đang là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người lao động bằng trí óc, người làm những công việc nặng nhọc, phụ nữ sau sinh nở, người cao tuổi,…Đây là căn bệnh cần được phát hiện và có hướng điều trị sớm để không gây ra những hậu quả nguy hiểm. Để điều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc tây y, có một số bài thuốc dân gian được chế biến từ những cây thảo mộc có tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu não. Để biết được thiếu máu não uống cây gì, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là một bệnh lý phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do mạch máu bị xơ vữa, lòng động mạch bị thu hẹp lại khiến cho khả năng tuần hoàn của máu bị cản trở, lượng máu lên nuôi não không được đảm bảo dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
Người bị thiếu máu não thường có triệu chứng như: đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó đứng vững nhất là khi thay đổi tư thế một cách đột ngột, có thể là đứng dậy khi đang ngồi lâu, bật dậy khi ngủ. Tuy các triệu chứng này, xảy ra một cách thường xuyên và liên tục nhưng những biểu hiện này khá giống với nhiều tình trạng sức khỏe thông thường khác nên rất khó để phân biệt. Nhiều người chỉ cần uống thuốc giảm đau thì các triệu chứng này có thể hết. Họ chỉ biết mình bị thiếu máu não khi bệnh phát triển nặng hơn, các cơn đau dữ dội hơn, người bệnh thường xuyên bị choáng váng, mệt mỏi và lo lắng, thần kinh không ổn định và có nguy cơ bị đột quỵ dẫn đến bị tàn tật hoặc tử vong.
Thiếu máu não dù ở mức độ nhẹ cũng gây chóng mặt và giảm trí nhớ, kém tập trung gây ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ trong xã hội. Do đó, khi có những triệu chứng trên, bạn nên thăm khám sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.
2. Những cây thuốc giúp tăng tuần hoàn máu não
Theo các chuyên gia, trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng trong việc tuần hoàn máu não. Dưới đây là một số loại cây thuốc có thể cải thiện được bệnh thiếu máu não.
2.1. Bạch quả
Cây bạch quả là một loại cây thuốc quý, đây là cây thân gỗ to, tán cây thường nhọn và cành vươn dài. Trên cành có những nhánh nhỏ, ngắn, lá có cuống. Phiến lá hình quạt và có rãnh sâu ở chóp lá. Quả bạch quả thường mọc thành chùm, có kích thước bằng quả mận, thịt có màu vàng, khi chín có mùi bơ khét nên rất khó chịu.
Bạch quả là một trong những thành phần quan trọng có mặt trong nhiều sản phẩm hoạt huyết cũng như trong các thành phần của các thuốc chữa bệnh thiếu máu não hiện nay. Đây là một dược liệu quý thường được dùng để chữa bệnh trong y học, cao của trái bạch quả được dùng để điều trị rối loạn tuần hoàn máu và các vi mao mạch với các dấu hiệu như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, trí nhớ bị suy giảm, ngủ không sâu giấc, tê cứng chân tay,…Ngoài ra, trong trái bạch quả còn chứa hợp chất flavonoid và terpenoid, đây là chất chống oxy hóa cực mạnh có công dụng trong việc trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Bạn có thể dùng bạch quả kết hợp với các vị thuốc khác như đương quy, đinh lăng để phòng và điều trị các bệnh về thiếu máu não, giảm chức năng não bộ chứng run giật của những bệnh nhân Parkinson và một số tác dụng khác như điều hòa mạch máu, giúp bồi bổ trí nhớ, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.
Ngoài ra, hai hoạt chất sesquiterpene bilobalide và ginkgolide B trong bạch quả có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong não, giúp não có thể tăng sức chịu đựng của mô khi bị thiếu oxy. Đây được coi là một chất bảo vệ thần kinh, điều trị bệnh Alzheimer vô cùng hiệu quả.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời trên, bạch quả được coi là một trong những nguyên liệu quan trọng trọng các bài thuốc hoạt huyết, phòng chống và điều trị bệnh thiếu máu não.
Xem đầy đủ: Công dụng tuyệt vời của bạch quả với sức khỏe và làm đẹp
2.2. Xuyên khung
Xuyên khung là cây không thể thiếu trong những bài thuốc giúp tăng tuần hoàn máu. Xuyên khung là cây thân thảo, sống lâu năm, thân mọc thẳng, ruột ở giữa rỗng, ở mặt ngoài có những đường gân dọc. Lá mọc so le, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò lá có mùi thơm nhẹ. Cuống lá thường có chiều dài từ 9 – 17 cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành những tán kép, có cuống tán phụ ngắn tầm 1cm, hoa nhỏ có màu trắng. Quả loại song bế có hình trứng.
Xuyên khung có tác dụng rất tốt với hệ thần kinh. Thân cây xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương, tinh dầu xuyên khung giúp tạo ra sự hưng phấn đối với trung khu vận mạch, hô hấp và phản xạ tủy sống, giúp các mạch máu ngoại vi giãn ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện oxy ở tim cũng như có tác dụng làm giảm huyết áp xuống. Do đó, xuyên khung thường được nhiều người sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh thiếu máu não…
2.3. Đương quy
Đương quy là một cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 40 – 80 cm, thân có màu tím và có rãnh dọc. Lá mọc so le, cuống có chiều dài từ 3 – 12cm, mép lá có răng cưa nhỏ, phía dưới của cuống phát triển dài bằng 1/2 cuống, ôm lấy thân cây. Hoa có màu xanh trắng hợp thành từng cụm hoa, hình tán kép gồm 12 – 40 hoa, hoa thường nở vào tháng 7 – 8. Quả bế có rìa màu tím nhạt.
Cây đương quy được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc, ở những vùng núi có độ cao từ 2000 – 3000 met, nơi có khí hậu ẩm, mát. Còn ở Việt Nam, cây đương quy được trồng vào những năm 60, hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và các vùng Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đà Lạt.
Để giúp tuần hoàn máu não, đương quy thường được dùng kết hợp với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ thang. Đây là bài thuốc chữa bệnh thiếu máu rất hiệu quả được nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó, đương quy còn được kết hợp với xuyên khung, bạch thược và thục địa có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể bị suy nhược.
2.4. Thục địa
Thục địa là cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 20 – 30cm, là thường mọc túm lại ở dưới gốc cây và mọc đối xứng ở các đốt của thân cây. Lá có hình bầu dục dài, mép lá có nhiều răng cưa. Thân cây thục địa có phủ một lớp lông trắng mềm và mịn. Cây thục địa thuộc nhóm cây rễ củ, mỗi cây có từ 5 – 7 củ, củ có cuống ở đầu và có màu đỏ nhạt. Hoa mọc thành chùm trên ngọn cây, đài có hình chuông và có màu đỏ tím ở bên ngoài, còn bên trong có màu vàng vân tím. Quả bế đôi, hình tròn trứng, bên trong quả có chứa nhiều hạt màu nâu nhạt.
Cây thục địa có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giúp hạ đường huyết tốt. Nước sắc thục địa có tác dụng kháng viêm, giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch, cầm máu tốt. Do đó, thục địa được nhiều người sử dụng để chữa bệnh thiếu máu não. Ngoài ra, thục địa còn có công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe của gan, lợi tiểu, chống được các loại nấm và vi khuẩn.
Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị thiếu máu não
3.5. Tam thất
Cây tam thất là một loại thảo dược lâu năm, có chiều cao khoảng 40cm. Lá kép mọc vòng từ 3 – 4 lá một, cuống lá có chiều dài từ 3 – 6cm, mỗi cuống lá có từ 3 – 7 chét hình mác dài, mép lá có răng cửa nhỏ. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, hoa có hình giống chiếc ô, màu vàng nhạt, hoa thường nở vào tháng 5 – 7. Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ thẫm, hạt có màu trắng, mùa quả từ tháng 8 – 10 trong năm.
Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên công dụng nổi bật nhất của loại dược liệu này là phần rễ củ. Củ tam thất thường có hình dáng sần sùi, có chiều dài từ 3 – 5cm. Vỏ ngoài cứng, màu xám và có những vân nhỏ chạy dọc thân củ. Bên trong ruột đặc có màu xám, vị đắng, mùi thơm.
Trong các bài thuốc Đông y, tam thất được đứng đầu trong các vị thuốc có tác dụng cầm máu, bồi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu ứ huyết tốt. Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng trong việc điều trị chứng sưng tấy, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trong củ tam thất có chứa hoạt chất Saponin nên có tác dụng kích thích các dây thần kinh trung ương, chống lại trầm uất, giải tỏa stress, giúp hệ thần kinh được phục hồi, tăng cường trí nhớ. Không những vậy, tam thất còn có thể phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, giúp lưu thông máu lên não, làm tan các cục máu đông.
2.6. Đinh lăng
Đinh lăng là một cây thân nhỏ, thân nhẵn và không có gai, cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5 met. Lá to, mọc so le, có răng cửa nhọn ở mép lá. Lá có mùi thơm khi vò nát. Hoa mọc thành cụm, hoa nhỏ có màu lục nhạt hoặc trắng xám. Quả dẹt, có màu trắng bạc.
Theo thống kê cho thấy rằng, cây đinh lăng có tác dụng trong việc tăng tuần hoàn máu não, giúp giải tỏa lo âu, chống mệt mỏi, bảo vệ gan và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Đọc thêm: Thiếu máu não thì nên uống loại thuốc nào?
Trên đây là 6 cây thuốc giúp tăng tuần hoàn máu. Ngoài việc tham khảo những cây thuốc trên, người bệnh nên chủ động thăm khám khi có các triệu chứng của bệnh thiếu máu não để có hướng điều trị phù hợp.