Chúng ta thường dành từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm cho giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó giấc ngủ trôi qua không được như ý. Cụ thể là bạn thường trằn trọc, khó ngủ, hay trở mình liên tục. Nói tóm lại là ngủ không ngon. Vậy làm sao để cải thiện giấc ngủ của mình? Câu trả lời sẽ được Sieutrinao.com giải đáp bằng 6 gợi ý dưới đây:
Mục lục
1. Tránh tiếp xúc với các thiết bị phát ra ánh sáng màu xanh
Bạn có thể để phòng tối hoàn toàn hoặc là sử dụng đèn ngủ, thế nhưng điều cấm kỵ tuyệt đối cần tránh nếu không muốn giấc ngủ bị phá bĩnh chính là “thứ ánh sáng màu xanh”.
Những nguồn ánh sáng có màu xanh phát ra từ đâu? Chúng chính là ánh sáng từ điện thoại, tivi, máy tính bảng. Những loại ánh sáng này có bước sóng rất ngắn và tác động vào não bộ một cách mạnh mẽ khiến bạn thường xuyên trằn trọc trong đêm. Nếu bạn có thói quen xem phim, lướt web, facebook, hay trò chuyện quan mạng trước khi đi ngủ thì nên dừng lại trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ.
2. Không ăn quá no vào buổi tối
Khi bạn ngủ cũng là lúc hệ tiêu hóa của bạn hoạt động, việc nạp một lượng lớn thức ăn vào buổi tối, nhất là lúc trước khi đi ngủ sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta phải làm việc nhiều hơn, do vậy sẽ khó có một giấc ngủ ngon. Nếu đói, trước khi đi ngủ một giờ bạn có thể ăn nhẹ hoa quả và tránh xa những đồ ăn nhiều tinh bột nhé. Bạn cũng không nên uống cafe sau 14h giờ chiều để tránh bị mất ngủ vào ban đêm.
3. Tập thể dục đúng giờ
Ai cũng biết tập thể dục có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên tập thể dụng trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất là nên tập vào sáng sớm, hoặc buổi chiều, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu mà không cần bất kì viên thuốc ngủ nào hết.
4. Quan hệ tình dục
Theo nhiều nghiên cứu ghi nhận, trung bình mỗi lần quan hệ, nam giới tiêu thụ 100 calo, còn nữ giời là 60 calo, nếu bạn là người đã có gia đình, hay chăm chỉ “yêu” một phần vì hạnh phúc gia đình, một phần vì giấc ngủ ngon của bạn, tiện cả đôi đường.
5. Tạo thói quen cho giấc ngủ
Nếu có điều kiện thì bạn nên ngủ trưa, nhưng chỉ nên ngủ dưới 20 phút. Tuyệt đối không chợp mắt trước khi ngủ trong vòng 8 tiếng vì việc này sẽ phá hoại một đêm ngon giấc của bạn. Nếu trước khi đi ngủ, bạn đột nhiên buồn ngủ không đúng lúc, hay đi bộ, rửa mặt, hoặc uống một ly nước mát, cơn buồn ngủ sẽ đi qua nhanh thôi. Ngay cả cuối tuần, bạn vẫn nên duy trì một thói quen ngủ đúng giờ, tránh làm thay đổi đồng hồ sinh học và rơi vào trạng thái mất ngủ.
Tất nhiên, bạn cũng nên cân đối khoảng thời gian đi ngủ hợp lý để thiết lập đồng hồ sinh học riêng cho mình. Từ hôm nay hãy thử duy trì thói quen đi ngủ từ 10h30 phút và thức dậy vào 7h chắc chắn bạn sẽ thấy sự thay đổi tích cực.
6. Viết nhật ký
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc này chẳng có chút liên hệ nào tới giấc ngủ của mình. Song viết nhật ký giúp ngủ ngon là điều hoàn toàn có căn cứ. Theo thống kê của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, 80% số người có thói quen viết nhật ký sẽ ít bị cao huyết áp hơn 40% so với những người không viết, vì họ thường có những giấc ngủ sâu và cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn vào ban đêm.
“Giấc ngủ là một nhu cầu sinh học cơ bản, giống như ăn uống, và nó có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe và cuộc sống”. Khi bạn ngủ ngon và đủ giấc, bạn sẽ luôn khỏe mạnh và tươi tắn và tràn đầy sức sống.
XEM THÊM:
- Buồn ngủ ban ngày, trằn trọc ban đêm, có phải bạn đang mắc chứng ngủ rũ?
- Rối loạn giấc ngủ – bạn biết gì về nó?