Tin mới:

14 cách thực hành tự nói chuyện tích cực để thành công

Làm thế nào để có động lực mỗi ngày khi bạn thức dậy?

Chứng rối loạn giấc ngủ – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Bí quyết rèn luyện trí nhớ siêu phàm của kỷ lục gia

Làm thế nào để suy nghĩ tích cực khi cảm thấy tiêu cực

Siêu Trí Não

Luyệt tập trí não một cách khoa học

  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Memory – Trí nhớ
    • Năng lượng – Cảm hứng
    • Nootropic – Modafinil
    • Thư giãn – Phục hồi
  • Kỹ năng giữ tỉnh táo
  • Kỹ năng não bộ
    • Kỹ năng tập trung
    • Kỹ năng giữ bình tĩnh
    • Kỹ năng quan sát
    • Kỹ năng ghi nhớ
    • Kỹ năng tư duy
    • Kỹ năng làm việc nhóm
    • Kỹ năng ôn thi
  • Khách hàng phản hồi
  • Đặt mua
  • Liên hệ
Trang chủ / Kỹ năng ghi nhớ / Phát hiện sớm 10 dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già -Bệnh Alzheimer

Phát hiện sớm 10 dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già -Bệnh Alzheimer

Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) là căn bệnh gây mất trí nhớ phổ biến nhất ở người cao tuổi, trong đó phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. 

Mục lục

  • 1. 1. Khó nhớ thông tin mới 
  • 2. 2. Khó tập trung và mất nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc vẫn thường làm
  • 3. 3. Khó khăn khi tham gia những trò chơi nhiều quy tắc, rắc rối.
  • 4. 4. Mất phương hướng về địa điểm và thời gian
  • 5. 5. Khó hình dung và tưởng tượng về hình học không gian
  • 6. 6. Gặp vấn đề về ngôn ngữ
  • 7. 7. Hay đặt nhầm đồ đạc
  • 8. 8.Phán quyết giảm hoặc kém
  • 9. 10.Thay đổi tâm trạng và tính cách
  • 10. 9. Trở nên thụ động

Sau đây là 10 dấu hiệu giúp cảnh báo sớm dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang có một trong số bất kỳ triệu chứng được liệt kê, đừng chủ quan và bỏ qua! Hãy đặt lịch một cuộc hẹn sớm với bác sĩ để chẩn đoán giúp đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm 10 dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già -Bệnh Alzheimer 1


1. Khó nhớ thông tin mới 

Những người mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu thường khó nhận ra rằng trí nhớ của họ có vấn đề. Có người chỉ đơn giản cho rằng đó là dấu hiệu lão hóa khi tuổi già sắp tới. Khi bước vào giai đoạn sớm của hội chứng suy giảm trí nhớ, họ thường khó khăn trong việc ghi nhớ những gì mới học được ví dụ như cách sử dụng lò vi sóng hay điện thoại mới.

2. Khó tập trung và mất nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc vẫn thường làm

Khó tập trung là một trong những dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già. Những công việc đòi hỏi cần tỉnh táo và tập trung cao độ nhưng tâm trí của bạn thường bị lơ đễnh, làm việc này nhưng hay nghĩ tới việc khác. Những người mắc bệnh Alzheimer thường khó hoàn thành các công việc hàng ngày. Trước kia, nếu bạn chỉ mất 2 -3 phút để tính hóa đơn tiền điện thì bây giờ có khi phải mất cả chục phút để nhẩm qua nhẩm lại mà vẫn chưa xong. Bạn có thể làm việc không theo kế hoạch đã đề ra, làm trước quên sau. Bạn vừa mới lau nhà tối qua nhưng sáng nay thức dậy lại bỗng quên sạch, thế là bạn lại hì hụi lau dọn mất cả ngày trời. 

3. Khó khăn khi tham gia những trò chơi nhiều quy tắc, rắc rối.

3. Khó khăn khi tham gia những trò chơi nhiều quy tắc, rắc rối. 1

 Suy giảm trí nhớ khiến óc phân tích logic và suy luận giảm đi đáng kể. Những câu đố nhiều quy tắc phức tạp thường khiến họ bối rối. Nên chắc chắn, họ sẽ là những người chơi “dở tệ” nếu tham gia vào một trò chơi nào đó.

4. Mất phương hướng về địa điểm và thời gian

Thường xuyên nhầm lẫn các địa điểm và mốc thời gian khác nhau là một trong những dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già. Ban đầu có thể là việc nhớ nhầm ngày sinh nhật của con cái, hoặc một vài thời điểm trọng đại khác, họ có thể quên đường đi lối lại.

Ngay cả  thứ ngày tháng trong tuần, địa chỉ nhà, số điện thoại họ cũng có thể không nhớ nổi. Dần dần những biểu hiện này trầm trọng hơn khiến có thể sẽ quên “hết sạch” các mối quan hệ xung quanh cả bạn bè và người thân, không thể nhớ được đường về nhà nếu lỡ may đi đâu đó xa.

5. Khó hình dung và tưởng tượng về hình học không gian

5. Khó hình dung và tưởng tượng về hình học không gian 1

Đối với một số người, có vấn đề về thị lực là dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Họ có thể gặp khó khăn trong việc đọc, đánh giá khoảng cách và xác định màu sắc hoặc độ tương phản của hình ảnh đồ vật, óc tưởng tượng của họ cũng thường rất kém khi khó hình dung những hình ảnh 3D hay hình học không gian.

6. Gặp vấn đề về ngôn ngữ

Những người mắc bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn khi đang nói chuyện với ai đó. Họ có thể bỗng nhiên dừng lại giữa chừng, lấp lửng chỉ vì không biết nói gì tiếp theo. Không phải, họ chưa ý định trong đầu mà là vì họ không biết phải sử dụng từ ngữ thế nào cho phù hợp, họ khó xử với ngữ nghĩa của những từ khá đơn giản và thay thế nó bằng những từ khác khiến cho cuộc nói chuyện trở nên khó hiểu. Đôi khi, biểu hiện này cũng lặp lại khi họ viết về điều gì đó như thư từ, thiệp mời…

7. Hay đặt nhầm đồ đạc

Người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ thường hay đặt đồ đạc trong nhà ở sai chỗ. Có khi họ ta phải mất cả tiếng đồng hồ lục tung căn phòng để tìm cho được chiếc ví, họ có thể buộc tội cho ai đó trong nhà rằng đã lấy cắp ví của họ hoặc có một tên trộm nào đó lẻn vào nhà và mang chiếc ví đi nếu cuối cùng họ không tìm thấy.    

8.Phán quyết giảm hoặc kém

Những người mắc bệnh Alzheimer có thể trải qua những thay đổi trong phán đoán hoặc ra quyết định. Ví dụ, họ có thể sử dụng phán đoán kém khi giao dịch với tiền, đưa số tiền lớn cho các nhà tiếp thị qua điện thoại. Họ có thể ít chú ý đến việc chải chuốt hoặc giữ cho mình sạch sẽ.

10.Thay đổi tâm trạng và tính cách

Tâm trạng và tính cách của những người mắc bệnh Alzheimer có thể thay đổi thất thường. Họ dễ trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hoặc lo âu ở bất kỳ đâu, tại nơi làm việc hoặc trong khi tán gẫu với bạn bè. 

9. Trở nên thụ động

Trở nên thụ động, nghĩa là họ giại giao tiếp hơn, ngại tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, cộng đồng hay một tập thể nào đó. Họ không còn đam mê các sở thích trước kia của mình. Họ thích ở một mình, có thể xem phim nhiều giờ không biết chán mặc dù có thể họ chẳng nắm bắt hết được nội dung của bộ phim. Tâm lý thụ động thường khiến họ thích ngủ và ngủ nhiều mỗi ngày, thói quen này về lâu về dài sẽ khiến cơ thể dần suy nhược, bộ óc trở nên trì trệ và trí nhớ ngày càng sa sút.

  •  11 cách “kích hoạt” trí óc giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ của mình
  • Nên ăn gì để tăng cường trí nhớ?

Chủ đề: Suy giảm trí nhớ

Bài viết mới nhất

14 cách thực hành tự nói chuyện tích cực để thành công

14 cách thực hành tự nói chuyện tích cực để thành công

Làm thế nào để có động lực mỗi ngày khi bạn thức dậy?

Làm thế nào để có động lực mỗi ngày khi bạn thức dậy?

Chứng rối loạn giấc ngủ – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Chứng rối loạn giấc ngủ – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Bí quyết rèn luyện trí nhớ siêu phàm của kỷ lục gia

Bí quyết rèn luyện trí nhớ siêu phàm của kỷ lục gia

Làm thế nào để suy nghĩ tích cực khi cảm thấy tiêu cực

Làm thế nào để suy nghĩ tích cực khi cảm thấy tiêu cực

Video

Bài viết nổi bật

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất

Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.

Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.

Làm thế nào để tập trung cao độ khi làm việc?

Làm thế nào để tập trung cao độ khi làm việc?

Bí quyết giúp thức khuya ôn bài cực kì hiệu quả

Bí quyết giúp thức khuya ôn bài cực kì hiệu quả

Rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh như thế nào?

Rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Modafinil là gì – Những điều cần biết về Modafinil

Modafinil là gì – Những điều cần biết về Modafinil

Thuốc thông minh Modafinil hiệu quả thế nào?

Thuốc thông minh Modafinil hiệu quả thế nào?

5 tác dụng thường gặp nhất khi sử dụng modafinil

5 tác dụng thường gặp nhất khi sử dụng modafinil

Đánh giá của khách hàng khi sử dụng Modafinil

Đánh giá của khách hàng khi sử dụng Modafinil

Chia sẻ Facebook
Siêu trí não - tăng cường hiệu quả công việc

Bài viết liên quan

Bệnh hay quên – triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh hay quên là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là người già. Việc mất trí nhớ có thể … Xem thêm

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Suy giảm trí nhớ là sự giảm dần khả năng ghi nhớ và nhận thức của não bộ. Suy giảm trí nhớ thường phổ biến ở … Xem thêm

5 Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ – Bạn có đang mắc phải

Chứng suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tập trung ở nhóm tuổi dưới 18 và chứng hay quên ở những … Xem thêm

Điểm mặt 7 thói quen tai hại gây teo não và suy giảm trí nhớ

Bạn có tin không? 7 thói quen tai hại sau đây có thể khiến chúng ta phải đối diện với bệnh teo não và suy giảm … Xem thêm

Suy giảm trí nhớ sau sinh có đáng lo ngại?

Đi chợ quên mang ví, nấu cơm nhưng chưa cắm điện, mất cả tiếng đồng hồ chỉ để tìm chìa khóa xe đi làm...đây … Xem thêm

Bất ngờ 8 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và kém tập trung

Trước đây, chúng ta vốn cứ nghĩ rằng suy giảm trí nhớ và kém tập trung thường chỉ là tình trạng xảy ra ở … Xem thêm

Về chúng tôi

Chính chúng tôi – những người tạo ra website này là một đội ngũ bao gồm kỹ sư CNTT và dược sỹ đại học đã thực sự thử nghiệm Modalert; thấy được công dụng tuyệt vời của nó trong việc cải thiện hiệu quả làm việc của mình nên mới muốn chia sẻ cùng mọi người.

Liên hệ với chúng tôi
  • Facebook Siêu Trí Não
  • 093.456.8619
  • sieutrinao@gmail.com

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của bạn và liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.

Hỗ trợ khách hàng
  • Miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
  • Hoàn tiền nếu không hài lòng.

Bạn sử dụng thuốc và cảm thấy không hài lòng? chúng tôi sẵn sàng nhận và hoàn lại tiền số thuốc bạn trả lại.

Chúng tôi cam kết bảo mật toàn bộ thông tin cá nhân của bạn, các thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích chăm sóc khách hàng một các tốt hơn.

Copyright © 2024 Siêu Trí Não. All rights reserved.

↑