Từ xa xưa, cây bạch quả đã được biết đến như một vị thần dược mà thiên nhiên ban tặng. Ngoài công dụng làm đẹp, làm thực phẩm nấu ăn bổ dưỡng, bạch quả còn có nhiều công dụng mà nhiều người chưa hề biết tới. Vậy bạch quả có tác dụng gì? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Siêu trí não để biết được những tác dụng tuyệt vời mà bạch quả mang lại.
Mục lục
- 1. 1. Đặc điểm của cây bạch quả và quả bạch quả
- 2. 2. Tác dụng của bạch quả
- 2.1. 2.1. Bài thuốc trị ho đờm, cảm lạnh
- 2.2. 2.2. Bài thuốc định suyễn thang từ bạch quả
- 2.3. 2.3. Bài thuốc trị nôn ói từ bạch quả
- 2.4. 2.4. Bài thuốc trị mụn nhọt từ bạch quả
- 2.5. 2.5. Bạch quả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp cải thiện trí nhớ
- 2.6. 2.6. Bạch quả có tác dụng điều trị suy giảm thị lực do tiểu đường
- 2.7. 2.7. Bạch quả có tác dụng cải thiện chóng mặt và rối loạn thăng bằng
- 2.8. 2.8. Bạch quả có tác dụng giảm đau nhức, tê bì chân tay
- 2.9. 2.9. Bạch quả có tác dụng giảm hội chứng tiền kinh nguyệt
- 2.10. 2.10. Bạch quả có tác dụng chữa liệt dương
- 2.11. 2.11. Bạch quả có tác dụng giúp hạ huyết áp
- 2.12. 2.12. Bạch quả có tác dụng làm đẹp cho phái nữ
- 3. 3. Một số tác dụng phụ khi dùng bạch quả
- 4. 4. Một số lưu ý khi dùng bạch quả
1. Đặc điểm của cây bạch quả và quả bạch quả
Cây bạch quả còn có tên gọi khác là: ngân hạnh hoặc công tôn thụ, áp cước tử.
Bạch quả có tên khoa học: Ginkgo biloba, đây là loại cây thân gỗ duy nhất còn tồn tại trong chi Ginkgo.
- Bạch quả là cây thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 20 – 35 met. Đây là cây có sức chống chịu sự tàn phá của bão, thiên tai khắc nghiệt nhờ có bộ rễ ăn sâu vào đất.
- Bạch quả có tán cây thường nhọn và cành vươn dài. Có dạng hình quả với các gân lá tỏa ra thành các phiến lá.
- Quả bạch quả thường mọc thành chùm 3 – 4 quả một. Quả to thường có kích thước bằng quả mận, vỏ ngoài cứng. Phần thịt bên trong có màu vàng, khi chín có mùi bơ khét nên ngửi hơi khó chịu.
Thời gian thu hoạch: thời gian thu hái bạch quả sẽ được thu hoạch quanh năm. Phần lá, thì lúc nào cũng có thể thu hoạch để phục vụ người dùng.
Thành phần hóa học: các nghiên cứu y khoa hiện đại, trong quả bạch quả có chứa tinh bột chiếm tới 68%, protein, chất béo, đường. Vỏ của bạch quả có chứa nhiều chất có lợi như bilobol. Đặc biệt trong lá bạch quả có chứa chất chống oxy hóa, flavone, glycoside và terpene, các kháng sinh tự nhiên có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh.
2. Tác dụng của bạch quả
Theo Đông y bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình nên có tác dụng trong việc giúp lưu thông khí huyết, an thần, trị ho, đái buốt, nôn ói và mụn nhọt. Khi dùng bạch quả, bạn có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau để phát huy tác dụng. Dưới đây là một số tác dụng của bạch quả, mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Bài thuốc trị ho đờm, cảm lạnh
Nguyên liệu chuẩn bị: bạn chuẩn bị một nắm lá ngải cứu ta để phát huy được hết công dụng, bạn nên chọn những lá ngải cứu già không bị dập nát và 7 trái bạch quả.
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch lá ngải cứu và bạch quả, để khô nước. Sau đó, dùng lá ngải cứu bọc lấy bạch quả, đem nướng đến khi có mùi thơm là được.
- Bóc phần lá ngải cứu bên ngoài ra, chia làm 2 bữa ăn trong ngày sẽ có tác dụng tiêu đờm, trị ho.
- Để đạt được hiệu quả, bạn nên thực hiện kiên trì bài thuốc này trong khoảng 30 ngày.
2.2. Bài thuốc định suyễn thang từ bạch quả
Nguyên liệu chuẩn bị: 21 trái bạch quả, ma hoàng 12 gam, tang tầm bì 8 gam, chế bán hạ 8 gam, tô tử 8 gam, khoản đông hoa 8 gam, cam thảo 6 gam, hoàng cầm 6 gam, hạnh ngân 6 gam.
Cách thực hiện:
- Bạn đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, để khô nước, cho vào chảo rang nóng đến khi có màu vàng thì tắt bếp. Riêng tang tầm bì, khoản đông hoa và chế bán hạ thì sao với một ít mật ong nguyên chất. Còn hạnh nhân và hoàng cầm thì cần sao qua là được.
- Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc với 700ml nước sạch, đun sôi vặn nhỏ lửa, bạn đun đến khi nào còn khoảng 2 bát con nước thuốc thì tắt bếp.
- Sau khi sắc xong, để nguội, chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống mỗi ngày 1 thang, duy trì liên tục đến khi khỏi bệnh.
2.3. Bài thuốc trị nôn ói từ bạch quả
Nguyên liệu chuẩn bị: bạn chuẩn bị 4 trái bạch quả và hạch đào.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch bạch quả và hạch đào, để ráo nước, lấy phần thịt của bạch quả với hạch đào sau đó giã nát. Đem đun với nước cho thành cao.
- Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống chỉ dùng 1 muỗng cà phê cao này và pha với nước ấm uống.
2.4. Bài thuốc trị mụn nhọt từ bạch quả
Nguyên liệu chuẩn bị: bạn chuẩn bị 3 trái bạch quả, mật ong nguyên chất và bột nếp.
Cách thực hiện:
- Lấy thịt của trái bạch quả chưng với bột nếp kết hợp với mật ong, sau đó vo thành từng viên có kích thước bằng hạt nhãn.
- Mỗi lần uống 1 viên, uống 2 viên/ngày, uống đến khi mụn nhọt hết thì dừng lại.
2.5. Bạch quả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp cải thiện trí nhớ
Trong quả bạch quả có hàm lượng flavonoid cao nên có thể chống lại oxy hóa rất hiệu quả. Ngoài ra, flavonoid còn kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn, giúp máu tăng cường đẩy lên não, phục hồi được các tổn thương do thiếu máu gây lên. Đặc biệt, với những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, người già, bạch quả còn có công dụng cải thiện suy giảm trí nhớ, mất ngủ. Nhờ đó mà bệnh tai biến mạch máu và vỡ mạch máu được ngăn chặn.
2.6. Bạch quả có tác dụng điều trị suy giảm thị lực do tiểu đường
Những người mắc căn bệnh tiểu đường thường gặp nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Thường những người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh lý về xương khớp, tim mạch và suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa. Tinh chất flavonoid trong trái bạch quả có tác dụng giúp cho mắt của bạn luôn sáng khỏe, chống được nguy cơ đục thủy tinh thể. Nhiều thống kê cho thấy rằng, người uống trà bạch quả hoặc uống nước chiết xuất từ lá bạch quả trong vòng 6 tháng, có thể cải thiện được tình trạng suy giảm thị lực và giảm tổn thương võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
2.7. Bạch quả có tác dụng cải thiện chóng mặt và rối loạn thăng bằng
Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chóng mặt và rối loạn thăng bằng. Nhờ thành phần flavone glycoside và terpene trong trái bạch quả có tác dụng giúp máu lưu thông tốt. Từ đó, cải thiện được tác nhân gây lên chứng chóng mặt và mất thăng bằng sớm.
2.8. Bạch quả có tác dụng giảm đau nhức, tê bì chân tay
Tình trạng đau nhức, tê bì chân tay thường gặp ở những người già hoặc người lưu thông khí huyết kém. Khi đó, máu không được đẩy xuống các chi gây lên hiện tượng nhức mỏi, tê cứng. Theo nghiên cứu lâm sàng mới đây nhất cho thấy rằng, dùng bạch quả sẽ có tác dụng làm giảm chứng đau nhức xương khớp và chân tay sau một thời gian sử dụng.
2.9. Bạch quả có tác dụng giảm hội chứng tiền kinh nguyệt
Uống nước lá bạch quả có tác dụng làm giảm các cơn đau ngực, đau bụng kinh và các triệu chứng khác liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Để đạt được hiệu quả, bạn nên uống vào ngày thứ 16 của chu kỳ kinh và uống liên tục đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau.
2.10. Bạch quả có tác dụng chữa liệt dương
Bạch quả được coi như bài thuốc quý của cánh mày râu để cải thiện tình trạng trên bảo dưới không nghe. Bạch quả kích thích lưu thông máu tới cậu nhỏ. Do được cung cấp lượng máu lớn nên cải thiện được khả năng cương cứng và tăng kích thước cho cậu nhỏ.
2.11. Bạch quả có tác dụng giúp hạ huyết áp
Uống trà bạch quả có tác dụng giãn mạch máu và hạ áp suất trong các mao mạch. Ngoài ra, nó còn giúp phòng ngừa nguy cơ vỡ mao mạch máu do huyết áp cao gây ra.
2.12. Bạch quả có tác dụng làm đẹp cho phái nữ
Hợp chống chất oxy hóa flavonoid trong trái bạch quả có thể loại bỏ các gốc tự do, chống lại quá trình lão hóa tuyệt vời. Ngoài công dụng tuyệt vời trên, bạch quả còn giúp khí huyết được lưu thông, giúp làn da của chị em luôn căng mịn, hồng hào. Bạn có thể lấy bạch quả để nấu chè hoặc nấu nước uống hàng ngày. Dưới đây là cách nấu chè bạch quả mà chị em có thể tham khảo:
Nguyên liệu chuẩn bị: bạn chuẩn bị 15 – 20 hạt bạch quả khô, 5 – 7 quả táo đỏ, 100 gam long nhãn, 30 gam nấm tuyết, 1 ít sữa đậu nành và đường phèn.
Cách nấu:
- Bạn ngâm qua nấm tuyết và luộc bạch quả cho mềm.
- Đổ sữa đậu nành và đường phèn vào đun, đun sôi tầm 2 – 3 phút thì cho nấm tuyết, táo đỏ, long nhãn, bạch quả vào.
- Đun sôi vặn nhỏ lửa đun tầm 5 phút nữa thì tắt bếp.
Đây là món có tác dụng làm đẹp da và giảm cân rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi chế biến món này bạn cần chú ý, để bạch quả không bị đắng bạn nên luộc qua trước khi tách vỏ, không nên luộc kỹ quá vì như vậy sẽ mất ngon.
3. Một số tác dụng phụ khi dùng bạch quả
Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của bạch quả mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại dược liệu cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ sau:
- Một số người dùng lá bạch quả có thể gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Có một người có cơ địa dị ứng với dược liệu còn bị kích ứng da, nổi mẩn đỏ.
- Bạch quả chưa qua sơ chế có thể gây ra hiện tượng co giật, thậm chí tử vong với những người có tiền sử bị bệnh: động kinh, tim mạch, tiểu đường.
- Bạch quả có thể gây ra phản ứng với một số thành phần có trong thuốc: điều trị trầm cảm, thuốc loãng máu, thuốc dành cho bệnh nhân bị đái đường.
4. Một số lưu ý khi dùng bạch quả
4.1. Bà bầu không nên ăn bạch quả
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, trong trái bạch quả có chứa chất Acid phenol có thể gây ngộ độc. Khi chất này được dung nạp vào trong cơ thể kết hợp với cytochrome oxydase sẽ tạo thành hợp chất làm cho tế bào bị cô lập, cơ thể không tiếp nhận được oxy. Điều này dẫn đến tổn thương tế bào hoặc dẫn đến bị hoại tử.
Khi ăn trái bạch quả chín, mức độ nguy hiểm sẽ càng cao. Sau khi ăn chỉ một vài tiếng đồng hồ, người ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,… trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không nên dùng loại quả này. Ngoài mức độ bị trúng độc, bà bầu còn có thể bị xuất huyết, thiếu oxy cung cấp cho thai nhi dẫn đến sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
4.2. Không nên dùng bạch quả cho trẻ nhỏ
Quả chín và hạt của trái bạch quả khi chưa được sơ chế sẽ chứa hàm lượng phenol rất là cao. Đây là chất không tốt cho trẻ nhỏ. Bởi nó có khả năng kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ ăn vào sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn là bị ngộ độc. Ngoài ra, phenol còn có khả năng gây kích ứng da, gây nên dị ứng hoặc một số bệnh về da cho trẻ. Vì vậy, bạn không nên dùng loại dược liệu này cho trẻ trong bất kỳ trường hợp nào nhé.
Trên đây Sieutrinao.com đã bật mí cho bạn những tác dụng tuyệt vời của bạch quả mang lại cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Tuy mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời, nhưng bạn đừng quên một số tác dụng phụ và lưu ý của loại dược liệu này nhé!