Bạn có tin không? 7 thói quen tai hại sau đây có thể khiến chúng ta phải đối diện với bệnh teo não và suy giảm trí nhớ. Liệu rằng bạn có đang mắc phải một trong số chúng?
Mục lục
Thức quá khuya
Nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có nguy đối diện với một số vấn để sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì và suy giảm trí nhớ.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thiếu ngủ làm ảnh hưởng tới khả năng tập trung và làm việc của con người. Ngoài ra, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến phản xạ thể chất, kỹ năng vận động tinh và phán đoán.
Các chuyên gia luôn dành lời khuyên cho mỗi chúng ta là nên ngủ đủ từ 7 -9 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ bình thường cho phép chúng ta ở trong trạng thái tâm trí phù hợp để tiếp thu, xử lý và lưu giữ thông tin trong thời gian dài. Người ta đưa ra giả thuyết rằng khi ngủ đủ giấc, các kỹ năng và ký ức mới hình thành sẽ được lưu giữ sâu trong vùng trí nhớ dài hạn.
Bỏ quên bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thế nhưng không ít người lại bỏ qua nó chỉ vì 5 phút đi muộn buổi sáng, hoặc đơn giản là vốn không bao giờ có thói quen ăn sáng. Nhịn ăn sáng là nguyên nhân gây giảm lượng đường trong máu, hình thành những cơn đau nửa đầu và ảnh hưởng tới chức năng nhận thức của não bộ.
Ăn thực phẩm chứa nhiều thành phần phụ gia
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể và làm giảm khả năng ghi nhớ của não bộ.
Thức ăn đóng hộp, tẩm ướp, đồ ăn liền hay đồ ngọt nhân tạo là những thực phẩm như vậy. Thói quen dùng mì chính (bột ngọt) rất có hại cho trí nhớ vì chúng kích thích và làm hại tế bào thần kinh. Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ, gây hại thần kinh và trí nhớ.
>>> Tổng hợp những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường trí nhớ
Sử dụng nhiều bia rượu và chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích có thể khiến cho chúng ta hưng phấn trong chốc lát. Nhưng đó chưa bao giờ là những người bạn tốt với sức khỏe.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nhiều bia rượu có mối liên quan tới bệnh teo não. Những người nghiện rượu khi đến tuổi trung niên bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống. Nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, thì hai chất kích thích này cộng hưởng với nhau sẽ càng làm tổn hại tới não bộ của bạn.
Trong nghiên cứu năm 2003 về cocaine, các nhà khoa học đã xem xét mẫu não lấy từ 35 người sử dụng cocaine đã chết và so sánh với mẫu của 35 người không sử dụng. Họ thấy nồng độ dopamine thấp hơn rất nhiều ở những người dùng cocaine. Các nhà nghiên cứu tin rằng tổn thương này ở tế bào não dẫn tới nghiện ma túy, và những người nghiện sẽ càng ngày càng khó có cảm giác bình thường nếu thiếu ma túy.
Uống nhiều kháng sinh
Thực tế, việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài tương tự như một con dao hai lưỡi. Một mặt nó có thể giúp ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh bên trong cơ thể. Mặt khác nó làm suy yếu hệ thần kinh của con người.
Một vài người phải thường xuyên uống kháng sinh để điều trị trầm cảm, giảm đau, động kinh, co giật… Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm gián đoạn dòng chảy của các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua các chất truyền tin cũng tham gia vào nhiều khía cạnh của nhận thức. Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
Căng thẳng (stress)
Trí não của chúng ta có thể chế ngự căng thẳng trong khoảng thời gian ngắn một cách dễ dàng. Não bộ thực hiện điều đó bằng cách giải phóng adrenaline và cortisol. Mặt khác khi mức độ căng thẳng vượt quá giới hạn cho phép nó sẽ tác động tiêu cực tới khả năng ghi nhớ của chúng ta.
Theo nghiên các nghiên cứu, nồng độ cortisol tăng cao quá mức có thể làm thay kết nối giữa amygdala và hippocampus (vùng não để xử lý sợ hãi và hình thành trí nhớ) khiến cho não không thể sản sinh thêm được các tế bào myelin (vật liệu tạo nên các chất trắng của não và truyền thông tin giữa các nơ-ron). Những thay đổi nói trên có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây mất trí nhớ.
Stress mãn tính cũng có thể làm suy giảm các chức năng điều hành, chẳng hạn như trí nhớ ngắn hạn, lập kế hoạch và chú ý, và đã được chứng minh là hoạt động như một tác nhân gây ra các rối loạn tâm thần liên quan đến căng thẳng như trầm cảm và rối loạn lo âu nói chung.
Ít vận động
Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém. Nếu thực sự bạn không có thời gian, hoặc không muốn tập thể dục thì hãy thử ngồi thiền, luyện tập khí công. Các phương pháp này đã được chứng minh là có thể giúp giải tỏa stress, tăng cường phục hồi các chức năng cho não bộ.