Ở bài Rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh như thế nào? Đã đưa ra rất nhiều cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, trong số đó có một cách là thay đổi quan điểm hay thay đổi cách nhìn nhận, nhận thức của bạn trước một vấn đề tiêu cực nào đó là một trong những cách có tác dụng lâu dài và hiệu quả nhất, vậy làm sao để có thể thay đổi nhận thức, quan điểm trước vấn đề tiêu cực… Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sieutrinao.com nhé.
Mục lục
Xem chi tiết: Rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh như thế nào?
Thay đổi quan điểm theo hướng tích cực
Bạn có thấy rằng đứng trước một việc gì đó tiêu cực bạn thường quá chú ý đến nó, bạn sẽ bắt đầu tin vào những điều tiêu cực, như thể cuộc sống của bạn chỉ toàn điều tệ hại, rằng mọi điều xui xẻo luôn xảy ra với bạn.
Thay đổi cách nhìn nhận sự việc
Hãy thay đổi nhận thức của bạn, việc này sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, giúp bạn trở nên bình tĩnh. Nếu quá chú ý đến sự việc khiến bạn tức giận, bạn sẽ bắt đầu tin vào những điều tiêu cực, như thể mọi điều trong cuộc sống của bạn đều tệ hại Việc thay đổi nhận thức khuyến khích bạn sử dụng những suy nghĩ lý trí và tích cực để có cái nhìn tích cực hơn về những gì đang xảy ra trong cuộc sống.
Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng “tất cả mọi việc xảy ra với tôi thật tồi tệ”. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ một cách lý trí về những việc xảy ra, bạn có thể nhận ra rằng đó là sự kết hợp của những điều tốt và xấu: trong 1 ngày bạn có thể bị thủng săm xe, nhặt được 100 nghìn, gặp rắc rối trong công việc, và nhận được một món quà bất ngờ từ một người bạn. Đây là sự kết hợp của những điều tốt và xấu, nếu bạn dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào những điều tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình tươi đẹp hơn.
Một ví dụ khác, thay vì suy nghĩ tiêu cực như: “Việc này luôn xảy ra, tôi không thể chịu đựng thêm được nữa!” hãy suy nghĩ tích cực: “Việc này đã xảy ra rất nhiều lần, và tôi đã từng xử lý nó thành công; tôi sẽ lại vượt qua thôi”.
Ghi nhật ký về cơn tức giận của bạn. Viết chi tiết về những cảm xúc tức giận của bạn. Nếu có việc gì đó xảy ra khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình, hãy ghi lại trong nhật ký của bạn. Bạn cần ghi lại chính xác bạn cảm thấy như thế nào, điều gì khiến bạn tức giận, bạn ở đâu, cùng với những ai, bạn phản ứng như thế nào và bạn cảm thấy như thế nào sau đó. Khi đã sử dụng nhật ký này được một thời gian, bạn cần bắt đầu tìm hiểu những sự tương đồng từ những người, những nơi, những việc khiến bạn tức giận.
Tìm ra những điều khiến bạn tức giận
Ngoài việc học cách trấn tĩnh khi nổi giận, bạn cần cố gắng để hiểu được nguồn cơn của sự tức giận bằng cách xác định các yếu tố liên quan và cố gắng giảm các phản ứng nóng giận của bạn. Bạn có thể sẽ thấy rằng bằng cách xác định những nguồn cơn khiến mình tức giận, bạn sẽ tiết chế được các phản ứng cảm xúc của bản thân.
Giao tiếp tích cực
Bạn có thể khiến bản thân tức giận hơn nếu nói mà không suy nghĩ kỹ càng – điều này cũng khiến cho người đối diện trở nên tức giận và làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn bản chất của vấn đề. Khi một điều gì đó làm bạn tức giận, hãy dành một phút để suy nghĩ về nguyên nhân của nó và sau đó nói những điều bạn thật sự đang cảm thấy. Một trong những dạng thức giao tiếp tích cực là “sự quyết đoán khi giận dữ”.
Thay vì thể hiện chính mình một cách thụ động (tức giận mà không nói bất cứ điều gì) hay quá khích (bùng nổ thái quá so với với các tác nhân gây căng thẳng), hãy cố gắng giao tiếp một cách chủ động. Để làm được việc này, hãy đề cập đến bản chất sự việc (không bị cảm xúc làm cho cường điệu hóa) để truyền đạt yêu cầu (chứ không phải là nhu cầu) của người khác một cách tôn trọng. Ví dụ, bạn có thể nói: “Em đang rất giận bởi vì anh không hề nói với em rằng anh sẽ về muộn.”
Biết khi nào cần nhờ đến giúp đỡ
Nhiều người có thể tự đối phó với các vấn đề tức giận ở nhà. Tuy nhiên, bạn có thể cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia để đối phó với chứng tức giận của mình, nếu bạn gặp phải những điều sau:
- Những việc nhỏ nhặt cũng khiến cho bạn tức giận.
- Khi bạn giận dữ, bạn thể hiện những hành vi hung hăng, bao gồm cả la hét, gào thét hay đập phá.
- Khi cơn nóng giận thường xảy ra lặp đi lặp lại, có thể bạn đã bị mắc chứng “tức giận mãn tính”.
Tham gia vào một chương trình quản lý cơn tức giận. Chương trình quản lý cơn tức giận đã được chứng minh là rất thành công. Chương trình hiệu quả trong việc giúp bạn hiểu được nguồn cơn của sự tức giận, xây dựng các phương pháp trong ngắn hạn để xử lý sự tức giận, cũng như xây dựng các kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bạn. Có rất nhiều chương trình phù hợp để bạn dễ dàng lựa chọn.
Để tìm một chương trình quản lý sự tức giận phù hợp với bạn, hãy thử tìm kiếm trực tuyến từ khóa “lớp quản lý tức giận” cộng (+) với tên của thành phố hoặc khu vực bạn sinh sống. Bạn cũng có thể tìm kiếm với các thuật ngữ như “cho thanh thiếu niên” hoặc “cho PTSD” (hậu chấn tâm lý) để tìm một nhóm phù hợp với tình hình cụ thể của bạn.
Bạn cũng có thể tìm kiếm các chương trình thích hợp bằng cách tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu, hoặc nhờ tư vấn từ các khóa học tự hoàn thiện bản thân tại các trung tâm cộng đồng.
Tìm một chuyên gia trị liệu phù hợp
Cách tốt nhất để học cách giữ bình tĩnh là xác định và xử lý gốc rễ các vấn đề tức giận của bạn. Một chuyên gia trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn những phương pháp thư giãn sử dụng trong các tình huống khiến bạn tức giận. Họ có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng kiềm chế cảm xúc và khả năng giao tiếp.Ngoài ra, chuyên gia trị liệu cũng sẽ giúp xử lý các vấn đề từ quá khứ của bạn (ví dụ như bị bỏ rơi hay lạm dụng từ thời thơ ấu), cũng là một trong những tác nhân của cơn tức giận.
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được các cách thay đổi cảm xúc để giữ bình tĩnh hiệu quả. Bạn đọc có thể áp dụng cách thức thích hợp hoặc kết hợp nhiều cách với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.