Bạn luôn cảm thấy buồn ngủ lúc ở văn phòng hay trên giảng đường và nó khiến bạn không thể tập trung được, hãy tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến bạn buồn ngủ nhiều đến vậy?
Mục lục
1. Chứng ngưng thở trong khi ngủ
Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.
2. Không đủ năng lượng
Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải., buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.
3. Thiếu máu
Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu sắt, làm chị em mệt mỏi kéo dài.
4. Buồn chán
Bạn có nghĩ rằng buồn chán là một rối loạn cảm xúc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thể xác. Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy sụp trong một vài tuần hãy đến gặp bác sĩ.
5. Sự suy giảm tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
6. Viêm đường tiết niệu
Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.
7. Tiểu đường
Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thể khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.
8. Mất nước
Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.
9. Bệnh tim mạch
Khi các dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.
10. Đảo lộn nhịp sinh học
Làm việc ban đêm hoặc lấy ngày làm đêm có thể phá vỡ nhịp sinh học, gây mệt mỏi và buồn ngủ trong những thời điểm cần sự tỉnh táo. Và bạn cũng thường xuyên gặp những rắc rối trong những giấc ngủ ngày.
11. Dị ứng với thực phẩm
Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.
12. Đau xơ cơ mãn tính (Fibromyalgia)
Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc modafinil là loại thuốc được chỉ định cho những người mắc chứng ngủ rũ ( buồn ngủ quá mức vào ban ngày), chứng ngưng thở khi ngủ và rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca. Thuốc có tác dụng tăng cường nhanh sự tỉnh táo sau 30 phút sử dụng.
Lưu ý thuốc không trị dứt điểm được nguyên nhân gây buồn ngủ của bạn do đó ngoài việc sử dụng thuốc bạn vẫn cần phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, nếu tình trạng buồn ngủ nhiều không được cải thiện sau vài tuần bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.