Mỗi người trong chúng ta đều có những kỳ vọng riêng về bản thân. Đối với hầu hết chúng ta, những người bình thường, cách duy nhất để trở nên tốt hơn và đạt được mục tiêu hoặc lý tưởng của mình là làm việc chăm chỉ. Nhưng trên thực tế, chúng ta luôn lười biếng, trì hoãn, thụ động, bỏ cuộc sau khi cố gắng, thậm chí trước khi cố gắng.
Mục lục
- 1. 1. Sử dụng “khoảng cách / sự khác biệt” để tìm ra động lực bên trong của bạn.
- 2. 2. Phân chia mục tiêu và nhiệm vụ, giảm bớt sự phản kháng và cải thiện hành động.
- 3. 3. Chuyển đổi nhiệm vụ và điều chỉnh cảm giác từ chối nhiệm vụ.
- 4. 4. Tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và khả năng thực hiện công việc.
- 5. 5. Hình thành ý định thực hiện
- 6. 6. Vẽ một “bản thiết kế hành động” trong tâm trí bạn để nhìn nhận thực tế.
- 7. 7. Ghi lại “thành quả” của bạn khi thực hiện nhiệm vụ
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể cải thiện động lực bên trong của mình, bắt bản thân hành động và kiên trì tốt? Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi sẽ chia sẻ với bạn 7 chiến lược để vượt qua sự lười biếng và trì hoãn, đồng thời cải thiện hành động và tính kiên trì.
1. Sử dụng “khoảng cách / sự khác biệt” để tìm ra động lực bên trong của bạn.
So sánh sự khác biệt và tìm ra khoảng cách khác biệt cho giúp chúng ta tự tìm thấy động lực và thay đổi nhiều hơn. Phương pháp cụ thể là xem xét sự khác biệt giữa “bạn bây giờ” và “bạn muốn trở thành người như thế nào”.
Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên bán hàng rất giỏi, hãy nhìn những người xung quanh bạn bán hàng giỏi, và điểm khác biệt giữa bạn và anh ta/ cô ta là gì? Khoảng cách là ở đâu? Sau đó tìm hướng nỗ lực để cải thiện.
Đồng thời, bạn phải suy nghĩ kỹ: ngày hôm nay bạn được thăng tiến bởi quá khứ bạn, chúng ta đã không thể thay đổi trong quá khứ, nhưng chúng ta có thể kiểm soát hiện tại và tương lai của mình.
2. Phân chia mục tiêu và nhiệm vụ, giảm bớt sự phản kháng và cải thiện hành động.
Một trong những lý do chính khiến chúng ta trì hoãn hành động đến từ áp lực của các mục tiêu hoặc nhiệm vụ và sự thiếu kiểm soát. Ví dụ, nếu nhiệm vụ khó, tôi không biết bắt đầu nó như thế nào. Nhiệm vụ quá dài và căng thẳng, tôi không biết mình có thể hoàn thành tốt không, v.v. Để giảm bớt những trở ngại này, các nhiệm vụ có thể được chia nhỏ và các mục tiêu hoặc nhiệm vụ lớn và phức tạp có thể được chia thành các mục tiêu nhỏ và nhiệm vụ nhỏ cụ thể, để thực thi dễ hơn và bớt căng thẳng hơn.
Khi hoàn thành được từng nhiệm vụ nhỏ, chúng ta sẽ cảm thấy hăng hái và thấy mình đang ngày càng tiến bộ, cảm giác đã hoàn thành và kiểm soát được công việc sẽ giúp bạn có thêm động lực làm việc.
3. Chuyển đổi nhiệm vụ và điều chỉnh cảm giác từ chối nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện công việc không tránh khỏi những lúc đang làm thì không muốn làm. Đừng ép mình phải cố gắng trong trường hợp này vì vừa lãng phí thời gian mà chất lượng lại kém hiệu quả. Chính vì thế, cách tốt hơn là bạn nên ghi lại công việc và hoàn thành vào lúc khác, hãy chọn một công việc để làm ngay bây giờ mà bạn cảm thấy nó có chút hấp dẫn và hứng thú với bạn, ngay cả là việc đơn giản.
Nếu bạn vẫn không tìm thấy những gì bạn muốn làm trong danh sách việc cần làm, hãy nghĩ về nó: Tôi có thể làm gì trong nửa giờ, tôi có thể làm gì vào buổi tối, tôi có thể làm gì vào ngày mai? Lập kế hoạch hoặc lập danh sách công việc. Bạn có thể cảm thấy việc này thật lãng phí thời gian nhưng không phải vậy, điều này không chỉ giúp bạn tăng thêm động lực mà còn là một chiến lược để tìm ra hướng đi.
4. Tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và khả năng thực hiện công việc.
Trong quá trình học tập hay làm việc, nếu phương pháp không đúng, không hiệu quả, vừa học vừa làm bị thất vọng nặng nề, bạn sẽ ngày càng kém hứng thú, thậm chí có những cảm xúc khó chịu. Lấy việc đọc sách làm ví dụ, nếu bạn chậm, không đọc được, không nhớ thì khó có động lực để đọc, vì vậy hiệu quả cũng rất quan trọng.
Ví dụ, bản thân tôi trước đây ít có thói quen đọc sách. Nhưng sau khi tìm hiểu một số kỹ năng để tăng tốc độ đọc, tôi có thể đọc 2-3 nghìn từ mỗi phút. Với thói quen dậy sớm đọc sách, tôi có thể đọc gần chục cuốn sách mỗi tháng. Vì vậy, việc tìm ra cách làm phù hợp, nâng cao hiệu quả và khả năng thực hiện công việc cũng vô cùng quan trọng.
Đọc thêm: Lấy lại hứng khởi trong công việc liệu có khó?
5. Hình thành ý định thực hiện
Ý định thực hiện là sử dụng một biểu mẫu cụ thể để lập kế hoạch. Mẫu này là: Nếu tôi gặp tình huống A, tôi sẽ thực hiện hành động B. Một kế hoạch được thực hiện dưới dạng này được gọi là một ý định thực hiện. Tình huống A ở đây thường đề cập đến thời gian và địa điểm cụ thể, và hành động B là việc cụ thể bạn muốn làm. Ví dụ, vào lúc tám giờ tối, tôi học bài cũ và cố gắng hoàn thành 5 bài tập. Đây là một ý định thực hiện.
Lý do tại sao ý định thực hiện hữu ích là nó cho phép chúng ta thiết lập một phản xạ có điều kiện nhanh chóng giữa tình huống và hành động, giúp tránh sự vướng víu và chậm trễ của mức độ ý thức, đồng thời nâng cao hiệu quả của hành động để vượt qua các chướng ngại vật.
6. Vẽ một “bản thiết kế hành động” trong tâm trí bạn để nhìn nhận thực tế.
Một trong những lý do chính của sự trì hoãn là “quá chủ quan.” Tôi luôn cảm thấy có quá nhiều thời gian và có thể hoàn thành nó một cách nhanh chóng. Tôi đã đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá thấp độ khó của nhiệm vụ. Khi lập kế hoạch chi tiết cho hành động, chúng ta sẽ suy nghĩ và lập kế hoạch về “tình hình hiện tại, mục tiêu và cách thực hiện”, để chúng ta có thể nhìn nhận thực tế, thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và cách hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bạn nên nhắc nhở bản thân hành động càng sớm càng tốt, hoặc hết thời gian để hành động, để tránh nhiệm vụ không thể hoàn thành.
7. Ghi lại “thành quả” của bạn khi thực hiện nhiệm vụ
Đối với một số mục tiêu và nhiệm vụ dài hạn, kiên trì là một điều rất khó. Để tránh bỏ cuộc giữa chừng, việc ghi lại “thành quả ” của bản thân trong từng giai đoạn sẽ là điều rất tốt kể kích thích bạn tiếp tục thực hiện.
Chẳng hạn, mục tiêu của bạn là đọc hết cuốn tiểu thuyết trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày, sau khi bạn đọc, hãy đánh dấu tích (√) trang cuối bạn đã đọc hoặc chi tiết hơn là ghi ra số trang sách bạn đã hoàn thành. Nếu hôm nay bạn đọc được 5 trang, ngày sau đọc được 7 trang, ngày qua ngày bạn sẽ luôn muốn đọc được nhiều hơn như là một cách để vượt qua kỉ lục đọc trong quá khứ.
Ưu điểm của việc này là bản thân việc ghi lại hành động này sẽ trở thành một phần thưởng tức thì, bằng cách nhìn thấy số trang đã đọc đang ngày càng tăng lên, bạn sẽ cảm thấy mình đang trở nên tốt hơn, từ đó hài lòng và kiên trì. Đồng thời, đánh dáu thành quả cũng nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc giữa chừng, khi nhìn lại “hành trình” của mình và thấy rằng chúng ta đã gố gắng rất lâu, sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ cuộc, điều này sẽ thúc giục chúng ta để tiếp tục kiên trì.
Đọc thêm: Tiết lộ 10 tips giúp bạn quản lý thời gian khoa học để hoàn thành công việc xuất sắc