Một nỗi niềm trăn trở rất lớn của những người học tiếng Anh đó là làm sao để ghi nhớ được nhiều từ vựng nhất có thể và tất nhiên, là trong khoảng thời gian ngắn nhất nữa. Nắm bắt được tâm lý này, đã có rất nhiều cuốn sách, website hay cả trung tâm giáo dục giới thiệu và hứa hẹn với bạn về phương pháp thần kì nào đó có thể giúp bạn nhớ từ vựng một cách mau lẹ.
Mục lục
Tuy nhiên có một sự thật mà đến Nishant Kasibhatla – Kỷ lục gia thế giới về trí nhớ cũng phải thừa nhận là chỉ có sự kiên trì rèn luyện trong thời gian dài mới có thể giúp bạn nhớ nhanh và lâu được. Nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại, các phương pháp đúng sẽ giúp bạn học từ vựng hiệu quả hơn, bớt nhàm chán và nhớ được từ lâu hơn. Nhưng mỗi người lại phù hợp với một phương pháp học từ vựng nhất định.
1. Học từ vựng bằng Flashcard
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bộ flashcard tiếng anh với thiết kế thú vị, kích thích thị giác, giúp người đọc có ấn tượng với từ mới và ghi nhớ chúng lâu hơn. Bạn có thể tham khảo tại các hiệu sách đê chọn mua cho mình một vài bộ ưng ý nhất. Lưu ý học các bộ theo từng chủ đề khác nhau, học tuần tự hết bộ này rồi học sang bộ khác.
Bạn có thể dán flashcard tại góc học tập để tiện ghi nhớ và tra cứu chúng. Tuy nhiên, có một cách còn hiệu quả hơn thế. Tại sao bạn không thử tự tay làm những bộ Flashcard của riêng mình nhỉ.
Khi bạn sáng tạo, bạn “động não” với chính công việc và học tập của mình nó sẽ giúp bạn ghi nhớ nhớ lâu hơn. Hãy mua một bộ giấy flashcard trắng sau đó 1 mặt ghi từ vựng, mặt sau ghi nghĩa và ví dụ, nếu có thể thì có thể vẽ 1 minh họa vui vẻ cho từ vựng đó, sẽ nhớ rất lâu ( đây cũng là cách mà kỉ lục gia Nishant Kasibhatla luyện tập để ghi nhớ mọi thứ chứ không phải chỉ là từ vựng). Cách này cũng chính là phương pháp mà người bản xứ áp dung để học từ vựng.
2. Học từ vựng theo ngoại cảnh
Bước 1: Mỗi sáng khi thức dậy, bạn sẽ phải tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ phải học thêm một vài từ mới, tìm kiếm các từ mà mình không biết, mình cần học. Bước này có nghĩa là “Remind yourseft and be motivated”
Bước 2: Ngay khi bước ra khỏi nhà, đi làm, đi học, bạn liên tục nhìn những thứ ở xung quanh bạn và tự hỏi nó trong tiếng anh là gì. Ví dụ, cầu thang, biển quảng cáo, ngã tư, trạm chung chuyển…đó là những thứ, những nơi quen thuộc mà hằng ngày bạn đã đi qua, học từ những thứ quen thuộc sẽ dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp bạn rèn luyện tư duy, mỗi lần khi nhìn vào đồ vật ấy, chúng ta sẽ luôn nhắc nhở bản thân mình suy nghĩ để hiểu nghĩa tiếng anh của nó là gì.
Theo Khánh Vy OFFICIAL
3. Đọc từ vựng theo qua hình ảnh và đọc từ vựng đó
Có một câu nói rất nổi tiếng đó là ” a picture is worth 1000 words, so turn in a new word into a picture” – Một bức ảnh bằng nghìn từ ngữ, vì thế nên hãy biến 1 từ mới thành 1 bức ảnh.
Một ví dụ điển hình, khi bạn nhìn thấy các biển báo tại nơi công cộng có cả phần chữ và ảnh chẳng hạn “No smoking” hay “No parking” bạn sẽ dễ hình dung và ghi nhớ hơn. Lâu dần, khi các hình ảnh lặp lại đủ nhiều, bạn sẽ ghi nhớ nó. Tương tự như vậy, khi bạn muốn học từ vựng nào hãy search nó bằng google hình ảnh, để rèn luyện tư duy và đoán nghĩa của từ.
Sau khi biết từ vựng đó, hãy tập phát âm và đọc lại theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: ngạc nhiên, tức giận, hạnh phúc, vui vẻ, chán chường… Khi đó từ vựng sẽ được gắn chặt trong tâm trí của bạn, bạn sẽ nhớ nó lâu hơn, so với việc chỉ nhắc lại từ vựng với một thứ âm thanh đều đều.
Theo Khánh Vy OFFICIAL
4. Học lịch sử của chữ
Các cách tiếp theo dành cho những người ở một level cao hơn nữa, 2 cách này hơi khó học, nhưng đã học được thì chắc chắn sẽ rất lâu quên.
Ví dụ : Draconian là khắc nghiệt, tàn bạo – bởi vì cách đây 2000 năm tại Hi Lạp cổ đại có 1 ông tên là Draco chuyên ra các luật lệ cực kỳ hà khắc, tàn nhẫn, tàn bạo. Những luật này được người ta gọi là Draconian laws hay luật Draco và sau này người ta gọi luôn Draconian là khắc nghiệt, tàn bạo.
5. Học gốc của chữ
Ví dụ : Port gốc la tinh là portare nghĩa là xách đi,đem đi và các từ import, export, airport sẽ có nghĩa phát triển từ gốc này.
Dù là cách nào đi nữa thì bạn cũng cần phải bỏ chút thời gian ra, mỗi ngày chỉ học 3-5 chữ, nhớ nhé, 3-5 chữ là nhiều, nó sẽ giúp bạn học tiếng Anh tốt hơn và nhàn hơn.
Góc học thêm: Phương pháp ghi nhớ ngữ pháp nhanh và hiệu quả
6. Phương pháp học tiếng anh 90 giây
Phương pháp 90 giây này được cho là mẹo học từ vựng tiếng anh giúp cho người “mù ngoại ngữ” cũng có thể nhớ tốt và siêu nhanh.
Nhà ngôn ngữ học- giáo viên Anton Brejestovski đã chia sẻ một phương pháp giúp người học có thể học tới 10 ngôn ngữ khác nhau. Phương pháp này có tên gọi ” 90 giây” có thể giúp bạn học nhanh mà nhớ lâu. Đây quả là cứu cánh với những người gặp tình trạng phải nhồi nhét vào đầu những ngôn ngữ mới, học trước quên sau.
Ở trường, bạn thường được dạy rằng mỗi khi học từ mới thì thường ghi chú ra vở rồi học. Hoặc bạn tin nếu mình đọc đi đọc lại cụm từ đó liên tục 20 – 50 lần thì sẽ ghi nhớ nó mãi mãi?
Nhưng thực tế thì, sau vài lần lặp lại, não bộ sẽ ngừng ghi nhớ. Và bạn sẽ lại quên nó ngay thôi bởi não bộ không thể hấp thụ được quá lâu tất cả những thông tin quá nhiều trong cùng một lúc.
Tiếp cận “Phương pháp 90s”
Khi bắt đầu muốn ghi nhớ một từ mới, bạn hãy cẩn thận ghi chúng lại trong cuốn sổ. Nhưng khoan hãy nghĩ đó là việc ghi chép theo cách sao chép thông thường- hãy cung cấp thêm cho nó bối cảnh.
Bạn ghi ra hoàn cảnh mà từ này sẽ hay áp dụng, rồi các giới từ, cụm từ đi kèm và sử dụng khi cần.
Ví dụ như khi học từ ” Good”( tốt/giỏi)
- Good at
Một trong những nghĩa của từ good là “tài giỏi, có khả năng, có năng lực về một lĩnh vực gì đó”. Trong hầu hết các trường hợp ta dùng “good at”
Ví dụ:
He’s good at football. (Anh ấy chơi bóng đá giỏi) - Good in
Khi nói về môn học ở trường, ta có thể dùng “good at” hoặc “good in”
Ví dụ:
Jere is good at math: he always finishes first. (Jere học giỏi Toán: cậu ấy lúc nào cũng làm bài xong đầu tiên)
Jere is good in math: he makes all A’s. (Jere học giỏi Toán: cậu ấy toàn được điểm A) - Good with
Điểm khác biệt giữa “good at” và “good with” là gì? “Good at” dùng để chỉ một môn/lĩnh vực nào đó chung chung:
Ví dụ:
Roger Federer is good at tennis. (Roger Federer chơi tennis rất khá)
Trong khi đó “good with” đi với người hoặc vật cụ thể, chi tiết:
Ví dụ:
Roger Federer is good with a tennis racquet. (Roger Federe với cây vợt tennis trong tay chơi rất cừ)
Trong 7 ngày tiếp theo, bạn sẽ đọc to cụm từ này 1 – 2 lần. Bạn không cần quá gò ép để phải ghi nhớ nó, chỉ cần tập trung và cố gắng hiểu những gì bạn đang thực sự nói thôi.
Ước tính bạn mất 10 giây để đọc cụm từ này 2 lần. Tổng thời gian bạn học từ này trong 7 ngày này là 70 giây.
Sau 7 ngày lặp đi lặp lại hàng ngày (với 10 giây mỗi lần) như vậy, bạn sẽ ngừng không đọc từ đó khoảng 1 tuần. Sau quãng thời gian “nghỉ giải lao” này, bạn sẽ quay lại và đọc cụm từ này. Nhớ là đọc 3 lần, ước tính bạn sẽ mất khoảng 10 giây để đọc chúng. Luôn nhớ là bạn nên đọc to, rõ ràng và đọc đúng nhé!
Khoảng 2 tuần sau, bạn sẽ đọc lại cụm từ này 3 lần trong 10 giây. Vậy tổng thời gian bỏ ra học từ này trong suốt quãng thời gian qua là 70 + 10 + 10 = 90 giây.
Theo Anton Brejestovski, chiến lược học này cho phép bạn xây dựng 1 biểu thức trong bộ nhớ một cách vững chắc.
Tất nhiên sẽ luôn có những từ, cụm từ khó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn.
Điều này đòi hỏi bạn cần sự tập trung, rõ ràng và đọc lại nhiều lần hơn trong mỗi lần học nhắc lại.
Tại sao phương pháp này có tác dụng?
Bộ nhớ của chúng ta có 1 tính năng rất thú vị. Đó là chúng ta ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu được nghe, thấy trong 7 – 9 tình huống khác nhau.
Mỗi lần nhắc lại, số các tế bào thần kinh của não sẽ có sự kết nối mạnh mẽ với nhau. Nếu không có sự nhắc lại, các kết nối thần kinh sẽ không liên kết đủ mạnh và ta dễ dàng quên đi thông tin đó.
Vì thế, mỗi khi đọc, nhắc lại và hãy thật sự tập trung. Chỉ mất 10 giây thôi mà, hãy tập trung và ghi nhớ chính xác ý nghĩa của nó. Đặt cảm xúc vào đó. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với Nữ hoàng Elizabeth hay có cơ hội được chụp ảnh với thần tượng của mình chẳng hạn… Điều quan trọng là cảm xúc – yếu tố giúp tăng tốc độ ghi nhớ 1 cách mạnh mẽ.
Với phương pháp giản đơn này, chỉ cần cố gắng, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về những gì mà ta học được đó!
Thêm một vài lưu ý cho bạn khi học từ vựng:
Khi học từ vựng hãy học thông qua ngữ cảnh và chọn từ vựng để học. Không phải bất kì từ tiếng anh nào cũng cần thiết để học. Bạn cần học những nhóm từ vựng phù hợp với mục đích bản thân, chẳng hạn như giao tiếp hằng ngày hay học cho môn chuyên ngành. Nếu gặp bất kì từ nào bạn cũng cố gắng nhồi nhét hoặc học những từ quá khó, không sử dụng thông dụng thì dần chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Chẳng hạn, nếu bạn chỉ cần học tiếng anh giao tiếp để đi du lịch, nhưng bạn lại chọn những từ ngữ liên quan tới khảo cổ học, thì việc học sẽ không hiệu quả mà lại mất thời gian vô cùng.
Sau khi đã xác định được nhóm từ vựng cần học, nhiều người sẽ thắc mắc rằng mình cần phải tra từng vựng ở đâu. Nếu tra từ vựng trên google dịch, bạn sẽ chỉ thấy được 1 nghĩa đơn nhất của từ, vì thế bạn sẽ bị bỏ qua nhiều lớp nghĩa khác của từ, học từ không trọn vẹn. Vì thế, sau đây sieutrinao gửi tới bạn một số nguồn tra cứu từ vựng hiệu quả:
- https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/ – giọng phát âm được thu từ tiếng của người bản ngữ, không phải giọng máy tính, giúp bạn cảm nhận chân thực hơn khi học phát âm.
- https://dictionary.cambridge.org/dictionary/learner-english/
Các bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn 3 phương pháp học từ vựng tiếng anh ở trên trong clip của thầy Kenny Ng