Người ta thường nói đùa về việc những gì bạn thực sự học được ở trường chỉ là khả năng ghi nhớ mọi thứ. Cách ghi nhớ đơn giản nhất là lặp đi lặp lại nội dung bạn cần học. Điều này sẽ thực sự hiệu quả trong trường hợp bạn muốn nhớ một cách nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên “học như con vẹt” như vậy sẽ không thực sự hiệu quả trong trường hợp bạn muốn nhớ lại kiến thức đã học trước đó khá lâu. Làm theo các bước sau đây và bạn sẽ thấy mình ghi nhớ mọi thứ lâu hơn và dễ dàng hơn.
Mục lục
- 1. 1. Chuẩn bị môi trường học
- 2. 2. Thu âm lại những gì bạn đang ghi nhớ
- 3. 3. Viết tất cả mọi thứ xuống
- 4. 4. Chia nhỏ phần ghi chú của bạn
- 5. 5. Tập trung, tập trung, tập trung!
- 6. 6. Lặp lại kiến thức
- 7. 7. Viết mọi thứ ra từ bộ nhớ của mình
- 8. 8. Dạy cho ai đó hoặc chính bản thân
- 9. 9. Nghe lại các bản ghi liên tục
- 10. 10. Ngủ đủ giấc
1. Chuẩn bị môi trường học
Chuẩn bị ở đây là chuẩn bị môi trường học tập. Chú ý tới môi trường xung quanh bạn. Cố gắng hạn chế hết mức những yếu tố có thể gây phiền toái trong quá trình bạn tập trung ghi nhớ. Hãy tìm một không gian có lợi cho việc học của bạn nhất.
Tiếp theo, hãy uống một tách trà. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trà là thức uống có lợi nhất giúp kích thích trí nhớ của bạn. Trà xanh còn chứa hợp chất giúp ngăn chặn các yếu tố hóa chất độc hại gây nên căn bệnh Alzheimer.
2. Thu âm lại những gì bạn đang ghi nhớ
Điều này đặc biệt hữu ích cho các bạn sinh viên nếu muốn ghi nhớ lại kiến thức từ 1 bài giảng. Sử dụng một chiếc máy ghi âm và ghi lại những gì đang được giảng viên nói, sau đó lắng nghe nó. Nếu bạn đang cố gắng nhớ một bài thuyết trình, hãy lắng nghe chính giọng nói của bạn. Điều này thực sự hữu ích cho bạn.
3. Viết tất cả mọi thứ xuống
Nếu bạn đang cố gắng nhớ lại những gì mình đã học, hãy viết nó xuống. Thực hiện việc này khi đang lắng nghe đoạn ghi âm của chính mình sẽ khiến việc học của bạn hiệu quả hơn bao giờ hết. Đây là phương pháp hữu ích cho những người học đã có nhiều kinh nghiệm
4. Chia nhỏ phần ghi chú của bạn
Sau khi bạn đã ghi chú lại những gì mình cần học, chia nhỏ nó ra thành nhiều phần khác nhau. Điều này thật sự lý tưởng với những người học trực quan, đặc biệt nếu bạn sử dụng các màu sắc khác nhau để phân biệt các kiến thức. Điều này sẽ khiến bộ óc của bạn bắt đầu sắp xếp được những kiến thức mà mình đã học.
Việc chia nội dung cần học thành nhiều phần nhỏ không chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát mà còn giúp bạn xác định rõ những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ.
Theo Kaufman thì hầu hết những thứ chúng ta nghĩ là quan trọng thì nó lại bao gồm nhiều thứ nhỏ khác mà mỗi thứ đó lại chứa đựng các vấn đề riêng biệt. “Bạn càng chia nhỏ nội dung thành nhiều phần thì bạn càng có khả năng quyết định được phần quan trọng nhất thực sự sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn?”.
Sau đó, hãy học những thứ quan trọng đầu tiên và bạn sẽ thấy, khả năng của mình được cải thiện chỉ trong thời gian rất ngắn.
Chẳng hạn, bạn muốn chơi guitar, bạn có thể chia kỹ năng thành nhiều phần như đọc nhạc, các cử chỉ với ngón tay, đặt ngón tay đúng vị trí, học các quãng, hợp âm…. Vậy phần nào là quan trọng nhất? Chắc chắn là học các hợp âm phổ biến và cách đặt ngón tay vào đúng hợp âm là hai kỹ năng quan trọng nhất vì chỉ cần biết một vài hợp âm là bạn đã có thể chơi khá nhiều bài hát.
5. Tập trung, tập trung, tập trung!
Để học một cách nhanh nhất, điều quan trọng vẫn là cam kết dành toàn bộ sự tập trung và chú ý hoàn toàn vào kỹ năng mà bạn đang cố gắng rèn luyện.
“Đa nhiệm” hay làm nhiều việc cùng lúc là một thói quen xấu rất nhiều người mắc phải. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta sẽ làm việc kém hiệu quả và tăng lỗi sai nhiều hơn. Nếu bạn nghĩ mình là một ngoại lệ thì hãy cân nhắc điều này: chỉ có 2% dân số thế giới thực sự có khả năng làm nhiều việc cùng lúc một cách hiệu quả, 98% còn lại sẽ giảm 40% năng suất và tăng 50% số lỗi khi làm việc đa nhiệm so với những người chỉ làm một việc tại một thời điểm.
6. Lặp lại kiến thức
Đối với mỗi dòng văn bản, hãy lặp đi lặp lại nó một vài lần và cố gắng nhớ lại nó mà không cần nhìn. Khi bạn muốn ghi nhớ từng bộ văn bản, hãy tích lũy thông tin dần dần. Đảm bảo chắc chắn bạn học thuộc hết phần này rồi mới chuyển qua phần tiếp theo. Điều này chủ yếu thực hiện qua trực quan – thị giác của bạn. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đọc to thông tin lên, thính giác của bạn cũng sẽ hoạt động và tập trung ghi nhớ. Điều này có thể giúp bạn nhớ được tất cả mọi thứ trong bộ nhớ ngắn hạn của bạn mà không bị phai mờ.
Tiếp tục làm như thế cho đến khi đã bạn thuộc lòng cả phần đó và bạn có thể nhớ lại toàn bộ mọi thứ. Không chuyển sang học phần khác cho đến khi bạn đã thuộc lòng hoàn toàn phần mà bạn đang học. Phương pháp này phần nhiều là giống cách học trực quan, nhưng nếu bạn đang lặp lại văn bản cần học bằng cách đọc thành tiếng thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp học bằng thính giác.
7. Viết mọi thứ ra từ bộ nhớ của mình
Bây giờ bạn đã học được khá nhiều, vậy hãy cố gắng viết lại nó bằng cách tự gợi nhớ lại từ trong bộ óc của mình. Điều này sẽ giúp củng cố kiến thức bạn vừa học được.
8. Dạy cho ai đó hoặc chính bản thân
Bước này được nhiều người học kinh nghiệm cho rằng đây là bước hiệu quả nhất trong quá trình ghi nhớ. Dạy lại kiến thức cho người khác hoặc chính mình. Bạn có rất nhiều cách để thực hiện việc này: nói lại kiến thức cho người đối diện với bạn (hoặc gương, nếu bạn không có ai để nói) và giải thích tất cả mọi thứ. Nếu những gì bạn cần làm là thuyết trình trước đám đông, kiếm một người bạn nghe mình sẽ giúp bạn hiểu rõ trạng thái của đám đông khi nghe những gì mình nói đấy.
Xem thêm : Làm sao để ghi nhớ nhanh
9. Nghe lại các bản ghi liên tục
Khi bạn đang làm gì đó không cần quá tập trung, như giặt giũ, phơi quần áo,… hãy nghe lại bản ghi âm của mình. Đây là một cách học bằng thính giác, nó sẽ bổ sung vào trí nhớ của bạn những thông tin liên tục khiến bạn ghi nhớ lâu hơn
10. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp nhận thông tin và kỹ năng mới. Khi chúng ta tỉnh táo, các tình huống mới và kích thích có thể ngăn chặn những thông tin mới được gắn chặt trong tâm trí chúng ta. Trong khi đó, theo một nghiên cứu từ một phòng thí nghiệm ở Đức thì nếu cần thu nạp lượng thông tin mới thì có một giấc ngủ trước đó sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu hơn.
Thực tế, một vài nhà khoa học tin rằng bộ não thực sự thay đổi cấu trúc và tổ chức của nó để đáp ứng với những thay đổi trong cơ thể và môi trường, giống như lúc chúng ta học thêm một kỹ năng mới.
Nếu thiếu ngủ, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc thu nạp thông tin bởi vì bộ não không có cơ hội để xem xét và “hấp thụ” chúng.
Ngoài những kỹ năng này thì bạn còn có các bí quyết gì để học và ghi nhớ thông tin nhanh hơn? Hãy chia sẻ ngay trong phần bình luận dưới đây nhé.