Những điều bạn cần biết về cơn ngáp ngủ…
✙ Ngáp là một hành vi sinh lý bình thường của cơ thể kéo dài khoảng vài giây. Biểu hiện thông thường của cơn ngáp là động tác há miệng rộng, hít không khí vào trong phổi và đẩy ra ngoài thành hơi thở dài, có thể kèm theo tiếng ngáp, chảy nước mắt hoặc rùng mình.
✙ Trên thực tế, khi cơn ngáp đang xảy ra bạn sẽ không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát được. Ngáp ngủ là hành động dễ lây lan nhất, chúng ta có thể ngáp khi bắt gặp người khác đang làm điều đó hoặc chỉ đơn giản là nghĩ đến thôi cũng có thể ngáp được.
✙ Mỗi người thường ngáp từ 10 -15 cái mỗi ngày. Bạn có thể ngáp khi vừa mới thức dậy (do quán tính giấc ngủ) hoặc ngáp khi cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, căng thẳng hoặc đang chán chường.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn luôn “ngáp ngắn ngáp dài” cả ngày thì đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta xem xét các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngáp ngủ thường xuyên và làm thế nào để hạn chế cơn ngáp xảy ra.
Ngáp nhiều là bệnh gì?
Các vấn đề về rối loạn giấc ngủ
Ngáp quá nhiều có thể xuất phát từ hàng loạt các vấn đề liên quan tới giấc ngủ như là chứng ngủ rũ hay bệnh ngưng thở trong khi ngủ.
Chứng ngủ rũ luôn đi kèm với cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày kể cả khi một người đã ngủ đủ giấc ban đêm. Đây là một rối loạn giấc ngủ mãn tính, người bị mắc bệnh này sẽ không thể kiềm chế được cơn buồn ngủ, họ luôn ngáp ngắn ngáp dài thường xuyên và “sẵn sàng” ngủ gục ở bất cứ nơi đâu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có biểu hiện điển hình là tiếng ngáy khò khè suốt đêm, hay thức giấc và đi tiểu trong lúc ngủ, phản ứng chậm, kém tỉnh táo và tập trung vào ban ngày kèm theo mệt mỏi, buồn ngủ liên tục.
Cả hai loại rối loạn giấc ngủ này đều ảnh hưởng trầm trọng tới các hành vi sinh hoạt hằng ngày, cản trở bạn trong công việc và học tập. Đồng thời, cơn ngáp và trạng thái buồn ngủ sẽ dễ dẫn đến những mối nguy hiểm cho tính mạng nếu như bạn lỡ may ngủ gật trong lúc đang lái xe trên đường hoặc nấu ăn trong bếp.
Trầm cảm
Bệnh lý trầm cảm thường gây ra một loạt các ảnh hưởng tới hệ thần kinh, nó làm cho người bệnh dường như mất đi nguồn năng lượng của mình, cơ thể yếu ớt và luôn lo lắng quá độ. Lo lắng tác động trực tiếp tới tim mạch và hệ hô hấp, những điều này có thể gây ra tình trạng khó thở, ngáp nhiều và căng thẳng.
Thuốc
Mọi người có thể trải qua những cơn ngáp liên tục nếu họ sử dụng một số loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng sinh histamine.
Ngáp ngủ có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm sau
Suy gan: Ngáp quá nhiều có thể là một triệu chứng cảnh báo bệnh suy gan. Bởi những người bị bệnh này thường xuyên mất ăn mất ngủ, họ luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
Vấn đề về tim: Phản ứng Vasovagal (kích thích một dây thần kinh gọi là dây thần kinh phế vị), gây ra bởi đau tim hoặc bóc tách động mạch chủ
Các vấn đề về não: như khối u não, đột qụy, động kinh, đa xơ cứng
Chẩn đoán & Điều trị
Chẩn đoán
Nếu bạn thấy bản thân đang ngáp quá nhiều trong ngày, bạn nên đi khám để biết được chính xác vấn đề là do bệnh lý nào gây nên và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể hỏi chi tiết về thói quen ngủ hằng ngày của bạn, họ muốn xác định xem bạn có ngủ đủ giấc hay không. Điều này sẽ giúp họ xác định xem sự ngáp quá mức của bạn có xảy ra do bị mệt mỏi hoặc bị rối loạn giấc ngủ hay không.
Sau khi loại trừ các vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân khác cho việc ngáp quá nhiều. Bạn có thể được yêu cầu kiểm tra điện não đồ để loại trừ các vấn đề bất thường về não như bệnh động kinh.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu quét MRI. Thử nghiệm này sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể giúp hình dung và đánh giá cấu trúc cơ thể. Những hình ảnh này thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tủy sống và não, chẳng hạn như khối u và bệnh đa xơ cứng. Quét MRI cũng có lợi cho việc đánh giá chức năng của tim và phát hiện các vấn đề về tim. Chụp MRI có thể cho thấy ai đó đã bị tổn thương mô tim và các khu vực xung quanh.
Điều trị
✔ Nếu ngáp là tác dụng phụ của thuốc đang điều trị, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm để kê đơn với liều thấp hơn hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp.
✔ Nếu ngáp là do vấn đề giấc ngủ, một người có thể cố gắng cải thiện chu kỳ giấc ngủ của họ hoặc nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị giấc ngủ. Chúng có thể bao gồm:
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ đường thở trong khi ngủ
- Tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giảm căng thẳng
- Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ
✔ Nếu ngáp quá mức là triệu chứng của một tình trạng y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như động kinh hoặc suy gan, thì vấn đề tiềm ẩn phải được điều trị ngay lập tức.
Làm sao để ngáp ít hơn?
Bạn không thể ngăn được bản thân mình khi đang trong cơn ngáp nhưng chắc chắn bạn có thể làm một số thứ để cơn ngáp ít xảy ra hơn.
1. Thử hít thở sâu
Ngáp hình thành do nguyên nhân sâu xa là cơ thể thiếu oxy trong máu. Nếu bạn cảm thấy mình ngáp quá nhiều lần trong ngày, hãy thử các bài tập hít thở sâu qua mũi. Hít thở sâu giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể từ phổi đến hệ thống tim mạch và não. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng thở bằng mũi giảm hoàn toàn ngáp lây lan trong nghiên cứu của họ.
2. Hãy di chuyển
Phá vỡ một thói quen cũng có thể giúp kích thích não của bạn. Đừng ngồi lì một chỗ vì nó sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn chán hơn, điều đó sẽ kích hoạt những cơn ngáp trỗi dậy. Ngáp quá mức cũng có thể xuất phát từ việc uống quá nhiều cafein, do đó đừng quá lạm dụng và phụ thuộc vào loại chất kích thích này nhé. Nếu bạn muốn giữ tỉnh táo hãy thử thưởng thức những loại đồ uống lành mạnh trong danh sách sau: 4 loại đồ uống lành mạnh giúp bạn đánh tan cơn buồn ngủ và trở lại sự tỉnh táo ngay tức thì.
3. Giữ cho cơ thể được mát mẻ
Khi nhiệt độ thấp hơn, con người có xu hướng ít ngáp hơn. Đó là lý do tại sao vào mùa đông chúng ta ít ngáp hơn mùa hè. Bạn cũng có thể thử đi dạo bên ngoài hoặc tìm một không gian có nhiệt độ mát hơn. Nếu bạn không có thời gian để làm điều này, hãy uống một chút nước mát hoặc ăn một bữa ăn nhẹ chẳng hạn như trái cây hoặc cà rốt.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang ngáp nhiều hơn bình thường và gặp phải các triệu chứng khác cản trở hoạt động hàng ngày của bạn. Hãy cho nói với bác sĩ của bạn về những triệu chứng bất thường khác đi kèm với cơn ngáp quá mức. Thông tin này có thể giúp họ chẩn đoán đúng tình trạng mà bạn đang gặp phải hiện thời và đưa ra những khuyến nghị đúng đắn.
Cơn buồn ngủ thường là mối bận tâm lớn nhất khiến bạn ngáp ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng tới công việc.
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng này bạn có thể cân nhắc sử dụng Modafinil như một lựa chọn thông minh. Modafinil đã được FDA ( cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng những người gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ, cụ thể là bệnh ngủ rũ, chứng ngưng thở trong khi ngủ và rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca kíp. Modafinil giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo chỉ sau 30 phút sử dụng. Không những vậy khoảng thời gian tỉnh táo ấy có thể kéo dài từ 6 -8 tiếng.
Không những vậy, modafinil được biết đến nhiều hơn như là một chất giúp tăng khả năng hoạt động của não bộ, giúp bạn tập trung hơn, sáng suốt hơn trong công việc.
Lưu ý thuốc không trị dứt điểm được nguyên nhân gây buồn ngủ của bạn do đó ngoài việc sử dụng thuốc bạn vẫn cần phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, nếu tình trạng buồn ngủ nhiều không được cải thiện sau vài tuần bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Bài viết trên đây không thể thay thế cho lời khuyên trực tiếp từ các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Chúng chỉ mang tính chất tham khảo không được sử dụng vào bất kỳ mục đích chẩn đoán hay điều trị nào.