Bạn có thể sợ hãi khi đang ở trong một đám cháy, sợ hãi khi lần đầu học lái xe hay hay đơn giản là thử một món ăn lạ. Cho dù đó là gì thì cũng có hàng ngàn lý do để chúng ta sợ hãi.
Mục lục
Hầu như con người đều có xu hướng kịch tính hóa quá mức một vấn đề và phát triển nỗi sợ hãi bên trong đến mức mất đi sự bình tĩnh.
Sự mất bình tĩnh khi sợ hãi thường tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và qua đi sau đó; nhưng chúng cũng có thể kéo dài lâu hơn và làm ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống từ các hoạt động hằng ngày, đến sức khỏe, hiệu suất công việc hay các mối quan hệ xung quanh.
Cuộc sống của chúng ta luôn xảy ra vô vàn sự việc không lường trước được mỗi ngày. Vì vậy hãy học cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi thay vì lẩn tránh chúng.
Hít thở sâu để bình tĩnh hơn
Bạn thường được bạn bè hay ai đó nhắc nhở rằng hãy hít thở thật sâu mỗi khi hồi hộp, lo lắng. Thực tế việc hít thở để kiểm soát sự bình tĩnh trong lúc sợ hãi là một căn cứ mang tính khoa học.
Động tác hít thở sâu có tác dụng tích cực trong việc ngưng tiết ra Adrenaline – một loại hormore được sản xuất trong não khi ai đó cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc quá phấn khích. Adrenaline khiến nhịp tim đập mạnh hơn và có thể gây ra những hành động ngoài tầm kiểm soát.
Vậy đấy khi sợ hãi, chúng ta nên nhắm mắt lại và bắt đầu hít thở sâu trong vài giây. Động tác này sẽ tăng cường sản xuất oxy cho não bộ làm giảm căng thẳng, tăng sức chịu đựng và sự tập trung giúp cơ thể nhanh chóng quay lại trạng thái bình thường.
Thiền định hoặc Yoga là một trong những phương pháp rất tốt để giúp bạn học tập cách thở và tĩnh tâm. Đây là các phương pháp hiệu quả để thư giãn tâm trí và cơ thể giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống.
Dũng cảm đối mặt với nỗi sợ hãi
Khi ta càng muốn quên đi một chuyện không hay thì nó lại càng hiện rõ trong tâm trí và không thể nào gạt bỏ ra được. Nỗi sợ hãi cũng tương tự như vậy. Bạn càng tránh né thì nỗi sợ càng to lớn hơn.
Vì thế, dù nỗi sợ của bạn là gì, nếu bạn đối mặt với nó, nó sẽ bắt càng nhỏ lại. Ví dụ, nếu bạn sợ đi xe bus vì say xe hãy đi làm bằng xe buýt hằng ngày. Những buổi đầu tiên có thể rất tồi tệ nhưng chắc chắn lâu dần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và hoàn toàn làm quen với điều đó.
Bạn sợ phim ma hãy rủ vài người bạn đi xem cùng. Và rồi bạn bỗng nhận ra mình đã thật ngớ ngẩn khi đã không xem những bộ phim hấp dẫn này sớm hơn.
Cứ như vậy cùng với nhiều nỗi sợ khác chúng ta tấn công thẳng vào nó. Để thấy rằng rằng “chinh phục” nỗi sợ hãi để lấy lại bình tĩnh thật ra không khó như mình tưởng. Cho đến lúc bạn có thể vượt qua sự sợ hãi bạn và có được những trải nghiệm thú vị hơn mình tưởng.
Mark Twain – một nhà văn, nhà diễn thuyết gia nổi tiếng của nước Mỹ đã từng nói: “Lòng dũng cảm được định nghĩa là đối mặt và làm chủ sự sợ hãi – không phải là né tránh chúng”.
Sợ hãi thường khiến con người khó chế ngự những cảm xúc tiêu cực của bản thân và ngăn cản chúng ta khỏi ước mơ và hoài bão. Vì vậy, sự gan dạ và dũng cảm chính là bí quyết để loại trừ nỗi sợ hãi. Suy cho cùng, nếu bạn không cung cấp năng lượng cho sự sợ hãi, chúng cũng chẳng hề tồn tại.
Tìm hiểu gốc rễ của sự sợ hãi
Có một trò chơi rất nổi tiếng đó là “đoán vật đựng trong hộp kín”. Người chơi phải đưa tay qua một lỗ nhỏ trong hộp và đoán xem trong đó cái gì. Những người tham gia thường hoảng sợ, la hét hay rụt tay lại nếu như họ chẳng may chạm vào một cái gai nhọn hay một lớp da trơn nhẵn; bởi họ đang tưởng tượng đó là những con vật đáng sợ. Trên thực tế, nếu như bạn được biết trước những con vật bên trong là gì chắc chắn bạn sẽ bớt sợ hãi hơn và có một kết quả tốt.
Đúng vậy! Chúng ta càng biết nhiều thì chúng ta càng ít phải lo sợ. Việc thu thập nhiều thông tin về một chủ đề cụ thể giúp nâng cao sự gan dạ và tự tin của bạn trong lĩnh vực đó. Bạn có thể thấy điều này tại những thời điểm khác nhau trong cuộc sống khi mà bạn biết mình đang làm điều gì.
Nếu chúng ta không có cơ hội để tìm hiểu các thông tin xoay quanh điều làm bản thân lo sợ thì tốt nhất là đơn giản hóa mọi vấn đề. Nếu sợ sợ chạm phải con rắn hãy cứ nghĩ rằng đây chỉ là một trò chơi và ban tổ chức sẽ chẳng thể bỏ vào đó một con rắn độc để cắn bạn được. Từ đó bạn hãy thoải mái hơn, lấy lại sự bình tĩnh của mình. Không nên để nỗi sợ hãi dẫn dắt những cảm xúc của bạn vượt ra ngoài tầm với.
Tâm sự với một ai đó
Nói với ai đó về nỗi sợ của mình nhất là những người mà bạn có thể tin tưởng được, biết đâu họ lại là người cho bạn những lời khuyên hữu ích vì có thể họ cũng đã từng trải qua nỗi sợ tương tự như bạn.
Kể cả họ không cho bạn lời khuyên nào thì chí ít việc lắng nghe cũng chính là một trong những sự hỗ trợ để giúp bạn giảm giữ được bình tĩnh khi sợ hãi.
Tham khảo thêm: Bí quyết giúp bạn giữ bình tĩnh khi nói chuyện trước đám đông