Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lý do khiến bạn rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, nóng nảy, tức giận, không làm chủ được hành vi, và cũng là lúc bạn dễ mắc sai lầm nhất. Hậu quả của việc không làm chủ được cảm xúc là bạn khó kiểm soát được hành vi, và rất có thể hành động mà để lại những hậu quả đáng tiếc, vậy phải làm sao để làm chủ được cảm xúc khi mất bình tĩnh, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Cảm xúc là gì?
Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều).
Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này thì những hành vi của chúng ta sẽ được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Làm chủ cảm xúc sẽ giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn
Kiểm soát cảm xúc là gì?
Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua các phương diện như ngôn ngữ, hình thể,…Trong cuộc sống, khi luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, cảm giác khó chịu, sự sợ hãi, nếu không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc, chúng ta sẽ dễ hành động nóng vội, khó kiểm soát hậu quả, thậm chí vô tình làm tổn thương người khác. Cân bằng tốt cảm xúc giúp chúng ta giữ gìn và phát triển các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là trong công việc.
Tại sao cần kiểm soát cảm xúc?
Cảm xúc có sức mạnh phi thường, đó là lý do tại sao học cách kiểm soát chúng cũng quan trọng không kém. Đa phần chúng ta thường hành động dựa vào cảm xúc vì đó là bản năng. Nhưng hãy thử tưởng tượng nếu ta cứ luôn thả trôi những cảm xúc tiêu cực và để nó bộc phát theo tâm trạng cá nhân thì chắc rằng cuộc sống này sẽ luôn ngập chìm trong nỗi đau và sự thù ghét.
Thông thường, nguyên nhân lớn nhất khiến chúng ra khó kiểm soát cảm xúc chính là sự nóng giận. Người Nhật có câu: “Đừng hành động khi đang giận dữ”, bởi họ cho rằng khi giận dữ chúng ta thường vô thức nói ra những lời lẽ khó nghe, làm tổn thương đến những người mà mình yêu quý và có thể sẽ nhận lấy rất nhiều hậu quả không thể sửa chữa. Vì vậy, khi biết cách điều chỉnh cảm xúc để loại bỏ những yếu tố tiêu cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ tươi đẹp hơn.
Hơn ai hết chính chúng ta sẽ là người chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình nên dù không thể kiểm soát hoàn toàn những tác nhân trong cuộc sống hàng ngày, hãy cố gắng lựa chọn phản ứng cảm xúc phù hợp, từ đó kiểm soát cảm xúc và rộng hơn là kiểm soát cuộc sống của bản thân mình.
Bên cạnh đó, biết cách điều chỉnh xúc cảm cũng có thể giúp chúng ta có được sức khoẻ tốt hơn, cải thiện hiệu suất trong công việc và làm phong phú các mối quan hệ cá nhân.
Làm sao để làm chủ cảm xúc
Điều chỉnh trạng thái cơ thể
Đầu tiên, bạn hãy cố gắng điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, vì thế nếu cơ thể ở trạng thái tích cực thì bạn cũng sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Ví dụ thế này nhé, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có những biến đổi như tim đập nhanh, máu dồn lên mặt khiến người bạn nóng bừng, hừng hực, lúc này bạn sẽ có xu hướng tím chỗ trút giận nếu không điều chỉnh kịp thời thì có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc. Giải pháp đưa ra lúc này là bạn cần phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, đưa cơ thể về trạng thái bình thường bằng cách thả lỏng người, hít thở thật sâu và đều trong vòng 5s, tưởng tượng rằng bạn đang tống căng thẳng tức giận ra ngoài. Nếu bạn làm được điều này, đảm bảo bạn sẽ giảm bớt được ức chế, nóng giận trong người.
Suy nghĩ tích cực
Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ, thay vì suy nghĩ tiêu cực tại sao bạn không suy nghĩ theo lối tích cực. Hãy nhắm mắt lại, xua đi những suy nghĩ tiêu cực đến với bạn và nghĩ về ít nhất 3 điều tích cực, hoặc suy nghĩ về những điều khiến bạn hạnh phúc. Một số ví dụ về những suy nghĩ tích cực bao gồm:
- Mọi việc sẽ ổn thôi
- Chuyện này sẽ nhanh qua thôi.
- Mình đủ mạnh mẽ để xử lý việc này.
- Trải qua khó khăn thử thách cũng là cơ hội để trưởng thành.
- Mình sẽ không cảm thấy tức giận lâu đâu; đây chỉ là một cảm giác tạm thời thôi.
Cuộc sống sẽ thú vị biết bao khi bạn hòa mình với thiên nhiên
Không giam mình trong phòng
Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ là nguồn gốc của cảm súc và suy nghĩ bị chi phối bới hình ảnh và từ ngữ, vì vậy thay vì lúc nóng giận, mất bình tĩnh thay vì ngồi lầm lì trong phòng, đập phá đồ đạc bạn hãy ra ngoài có thể là đi bộ công viên, đạp xe, hay lên một chiếc xe bus dạo quanh thành phố, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình thay đổi rất nhiều, bạn sẽ thấy bình tâm trở lại, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn, dễ dàng hơn đấy.
Ngồi Thiền
Ngoài ra khi bạn đang cảm thấy sắp mất kiểm soát, không làm chủ được cảm xúc thì hãy để cho tinh thần thư giãn bằng cách Thiền… Đây là một phương pháp cực kì hiệu quả nếu bạn biết áp dụng, hãy thoát ra khỏi tình huống khiến bạn giận dữ trước khi bắt đầu thiền. Ví dụ, bạn có thể đi ra ngoài, ra cầu thang, hay thậm chí là vào nhà vệ sinh để thoát ra khỏi khung cảnh khiến bạn tức giận và sau đó áp dụng Thiền như sau.
- Thở thật chậm và sâu, Hơi thở nên sâu đến khi bạn cảm thấy bụng dốc hết hơi thở “bên trong”. Duy trì hơi thở sâu sẽ giúp bạn giảm nhịp tim đang đập nhanh trở lại bình thường.
- Tưởng tượng một thứ ánh sáng vàng – trắng tràn ngập cơ thể khi bạn hít vào, làm tâm trí của bạn thư giãn. Khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng hơi thở mang đi những màu sắc tối tăm trong cơ thể.
- Khi bạn tạo cho mình thói quen thiền vào mỗi sáng, kể cả khi bạn không tức giận sẽ giúp cải thiện cảm xúc của bạn, làm cho bạn trở nên điềm đạm hơn.
Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn.
- Chia sẻ những cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
- Nếu là một người khó mở lòng chia sẻ thì thói quen viết ra những cảm xúc tiêu cực để giải tỏa những khó chịu trong lòng mà không làm tổn thương ai. Viết ra là bạn đã trút bỏ được những tức giận trong lòng. Đọc lại những dòng nhật ký này để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
- Để tránh cơn giận ngay tức thời, bạn có thể nghĩ đến những chuyện vui mà mình đã trải qua, câu chuyện hài hước đã từng đọc nghe ở đâu đó hay uống một cái gì đó thật lạnh,… Những hành động này sẽ giúp làm giảm nóng giận để làm chủ bản thân tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực của cơ thể, giúp tinh thần khỏe mạnh, tránh những căng thẳng để kiểm soát được cảm xúc, tránh tức giận.
Những giải pháp nêu trên tưởng chừng rất đơn giản, nói thì dễ nhưng khi chính ta đang gặp phải điều gì bực bội không theo ý muốn thì cũng không dễ dàng mà có thể hành động như ta nghĩ được, vì vậy ta cần phải có thời gian rèn luyện kỹ năng giữ bình tĩnh trong mọi tính huống, hãy cố gắng tập hàng ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy cảm xúc bạn được ổn định rõ rệt đấy.
Lưu ý rằng mọi lí thuyết trên đây chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn bạn, suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nóng giận” hay lựa chọn một sự “yên bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn mà thôi.
Nguồn: Sieutrinao.com tổng hợp