Nếu bạn đang ấp ủ với nguyện vọng ôn thi để xét duyệt vào các trường tuyển sinh khối D thì chắc chắn bạn đang phải đối mặt với một thử thách cực lớn. Toán – Anh – Văn là những môn đòi hỏi sĩ tử cần giỏi toàn diện và đa di năng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng về kiến thức trước khi bước vào kỳ thi quan trọng này. Sau đây là những bí kíp mà Sieutrinao.com đã tổng hợp và chia sẻ giúp mọi sĩ tử biết cách ôn thi đại học khối D hiệu quả nhất.
Mục lục
Phần trước:
Môn Toán
Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT (đại học) môn Toán 2018 – mã đề 101, xem thêm các mẫu đề khác tại đây
Từ năm 2017 môn Toán bắt đầu áp dụng hình thức ôn thi trắc nghiệm, do đó quá trình ôn luyện cũng cần phải thay đổi. Trong các đề thi chắc chắn sẽ có các câu dễ và câu khó, tỷ lệ dễ/khó thường là 60% / 40% và có thể thay đổi khác nhau qua từng năm.
Vì vậy không nên học tủ, cần học lần lượt tất cả các chuyên đề bám sát chương trình sách giáo khoa THPT, nắm chắc kiến thức căn bản trước khi học phần nâng cao.
Đề thi là trắc nghiệm, do đó bạn sẽ phải chạy đua với thời gian để giải được tối đa các bài Toán nhỏ. Vậy nên, có lẽ khâu trình bày sẽ không cần thiết phải quá quan trọng như đề thi tự luận trước kia. Cốt lõi của vấn đề là giải nhanh nhất và chính xác nhất các bài toán.
Chính vì thế, cách tư duy trong việc phân tích, suy luận phép toán rất quan trọng. Cũng đừng bỏ qua việc học thêm các mẹo hoặc thủ thuật nhỏ trong việc giải để, các phương pháp giải nhanh kết hợp với máy tính cầm tay.
Ví dụ: để học thuộc các các công thức lượng giác thì nên vận dụng phép liên tưởng để ghi nhớ nhanh như là
- Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt (Cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tan)
- Mỗi khi làm những câu hình học thì nên vẽ hình ra giấy nháp thật to và rõ ràng để khi làm bài dễ hình dung hơn tránh việc khó liên tưởng.
Luôn dành thời gian để làm các đề thi thử, vừa giúp bạn có thêm kiến thức trong việc giải các bài toán mà còn giúp bạn tránh khỏi bối rối khi cầm một đề thi thực sự. Nếu đang ở giai đoạn nước rút chỉ còn 1 -2 tháng, nhưng khả năng học của bạn ở mức trung bình thì không nên cố gắng ôn luyện phần nâng cao mà hãy làm sao luyện thật chắc chắn phần cơ bản, xác định mục tiêu thực tế sẽ giúp chúng ta đạt được mức điểm an toàn.
Môn Văn
Với môn văn, đề thi qua các năm có cấu trúc khá giống nhau bao gồm phần ĐỌC HIỂU và phần LÀM VĂN. Tuy nhiên thi sinh không nên học tủ, học vẹt, đoán trước đề. Nhưng vẫn cần xác định những chủ đề trọng tâm, tránh ôn bài quá lan man.
Về đề tài trong đề thì thường xoay quanh việc phân tích một đoạn văn, đoạn thơ, các trích dẫn trong chương trình ngữ văn lớp 12, hoặc đó có thể là những sự kiện xã hội nổi bật trong năm. Do đó, ngoài việc ôn kiến thức trong sách vở, học sinh cũng cần nắm bắt những thông tin thời sự nổi bật qua báo mạng và những phương tiện truyền thông khác hằng ngày.
Để làm tốt phần ĐỌC HIỂU học sinh cần ôn gì, làm gì?
>>> Ở đây, các em cần học hiểu các khái niệm của mỗi phần ngữ pháp, biết tìm các ví dụ cụ thể qua các tác phẩm trong sách giáo khoa để chứng minh. Đề thi phần đọc hiểu sẽ có những câu hỏi ngắn liên quan đến ngữ pháp, thường là hỏi về:
- Phép tu từ ngữ âm: các biện pháp điệp âm, biện pháp tạo nhịp điệu, biện pháp âm hưởng
- Phép tu từ cú pháp: phép lặp cú pháp, biện pháp liệt kê, biện pháp chêm xen
- Luật thơ: tìm hiểu về các thể thơ chính trong văn học, sự hình thành luật thơ (Ví dụ như câu 1 đề thi môn văn năm 2018 có hỏi ‘đoạn thơ được trích viết theo thể thơ nào?’)
- Hàm ý: đọc hiểu về hàm ý là gì, cách thức tạo các hàm ý và điều kiện để sử dụng hàm ý có hiệu quả
Một vài năm trở lại đây, đề thi ngữ văn thường có kèm theo câu hỏi về ý ‘nghĩa của tử’.Vì vậy khi đang ôn bài ở nhà, các em cần chú ý tìm hiểu ý nghĩa của từ nhất là những từ ẩn dụ, từ hán việt, có thể tập giải thích theo nghĩa đen, nghĩa bóng và lấy ví dụ thực tế cho từ đó.
Làm thử các đề tham khảo hoặc đề của những năm trước để rèn luyện thêm. Yêu cầu với phần đọc hiểu là chỉ cần các câu hỏi ngắn gọn, yêu cầu trả lời đúng trọng tâm, đủ ý không cần phân tích dài dòng.
Để làm tốt phần LÀM VĂN học sinh cần ôn gì, làm gì?
Học sinh cần nghiên cứu các dạng văn chứng minh, tham khảo cách phân tích lập luận trong các bài văn tham khảo, song song với việc giải đề, tập làm văn để rèn luyện kiến thức và kỹ năng làm bài.
Ở phần Làm văn sẽ có 2 câu:
Câu 1: nghị luận xã hội trình bày quan điểm về một chủ đề nào đó (khoảng 200 từ).
Dù đề bài là gì thì khi làm bài các em đều cần huy động cả kiến thức và sự hiểu biết về cả hai lĩnh vực bởi vì bài nghị luận về tư tưởng đạo lí luôn liên quan đến hiện tượng đời sống thực tế đang diễn ra và ngược lại.
Khi làm các bài tập ở nhà, cần rèn luyện tư duy phản biện, tư duy logic để biết phân tích các mặt lợi – hại, đúng -sai của quan điểm cũng như xâu chuỗi nhiều thông tin riêng rẻ để chứng minh cho vấn đề. Theo đó các em có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật 5W1H – đây là kỹ thuật tư duy rất quan trọng trong cuộc sống cũng như hữu ích để làm văn.
Nếu bạn chưa rõ kỹ thuật 5W1H là gì thì bạn có thể tìm hiểu nó tại đây
Ngoài ra, đề thi có thể xuất hiện các dạng so sánh khá mới mẻ không giống như trước đây, các tác phẩm so sánh sẽ được đối chiếu từ chương trình ngữ Văn 11 và 12. Chẳng hạn như, tìm mối liên hệ tương đồng giữa Người lái đò Sông Đà và Chữ người tử tù…
Câu 2: phần làm văn 5 điểm
đó là phần thi quan trọng do đó trong giai đoạn ôn thi, không chỉ là việc ôn luyện kiến thức mà học sinh phải thực hành thật nhiều, làm các đề thi thử, các đề thi tham khảo, viết các bài văn và tự sửa lỗi sai.
Kinh nghiệm để đạt điểm cao với câu cuối cùng này là:
Lên dàn ý trước khi viết bài: Trước khi phân tích cảm nghĩ cần làm dàn ý tỉ mỉ, đây là thói quen đa phần học sinh thường bỏ qua, nhưng nó lại là thao tác rất cần thiết để thí sinh đạt được điểm cao. Dàn ý càng chi tiết thì càng hạn chế mắc sai lầm do viết tùy hứng, vì trình bày các luận điểm lộn xộn, thiếu luận điểm, trình bày không nhất quán…
Học sinh cần biết đưa ra quan điểm cá nhân: các đề thi thường là dạng đề mở, vì thế các em nên đưa ra những quan điểm mang màu sắc cá nhân trên tư cách là một công dân nhỏ tuổi quan tâm đến các vấn đề xã hội một cách tích cực, không nên cố gượng tỏ ra là một người lớn tuổi, một nhà chính trị…rất có thể bạn sẽ đánh mất thiện cảm khi giám khảo chấm thi bài của mình.
Môn Anh
Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT (đại học) môn Anh 2018 – mã đề 404, xem thêm các mẫu đề khác tại đây
Để đạt điểm cao trong môn tiếng Anh thì 2 phần cốt lõi chính là TỪ VỰNG và NGỮ PHÁP
Vốn từ vựng của bạn càng sâu rộng bạn sẽ càng có nhiều lợi thế trong việc đọc hiểu các câu hỏi và tìm đáp án phù hợp, có những câu không hề liên quan đến ngữ pháp chỉ cần bạn hiểu đúng ý nghĩa của từ là bạn có thể chọn được đáp án chính xác và có thêm điểm.
Tuy vậy từ vựng thì có rất nhiều, để tránh học lan man thì bí quyết ở đây chính là bám sát sườn mục lục chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, học từ vựng đừng quên học phát âm và phần nhấn trọng âm.
>> Bạn có thể xem bài viết: 2 mẹo ghi nhớ từ vựng nhanh và hiệu quả
Về phần ngữ pháp, các dạng cấu trúc cũng phức tạp không kém so với các môn như toán, lý hóa. Vì thế để tránh bị nhầm lẫn các cấu trúc câu, phân chia từ loại…thì bạn nên học theo chủ đề, mỗi chủ đề vẽ thành một dạng sơ đồ tư duy để học. Mỗi dạng ngữ pháp cần tự lấy ví dụ minh họa và giải bài tập để ôn luyện thêm
>>> Bạn có muốn xem thêm bài viết: 3 Cách nhớ nhanh ngữ pháp tiếng Anh siêu tốc
Đừng quên làm thử đề và dành thêm 30 phút cho việc check đáp án và kiểm tra lỗi sai.